Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Đồng yên ‘hồi sinh’: Nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ bị bán tháo?
Chuyên mục:

Thế giới

Tạp chí Nhịp sống thị trường | 09:48
Google news

Nhà đầu tư trên thị trường toàn cầu thêm nỗi lo mới: Đồng yên phục hồi mạnh mẽ.

Mối bận tâm của các nhà đầu tư giờ đây không chỉ là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghệ mà còn đến từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và đồng yên tăng.

Cổ phiếu Nhật Bản đã lao dốc trong 2 ngày sau khi BOJ bất ngờ nâng lãi suất từ mức 0-0,1% lên 0,25% vào ngày 31/7 và phát tín hiệu có thể tiếp tục làm như vậy trong tương lai gần. Chỉ số giá chứng khoán Tokyo (Topix) giảm 6,1% vào ngày 2/8 – mức giảm lớn nhất kể từ năm 2016. Các thị trường châu Á khác cũng giảm vào cùng ngày.

Một số lĩnh vực ghi nhận hiệu suất tốt nhất ở Nhật Bản đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh. Các cổ phiếu tài chính, vốn được cho là sẽ hưởng lợi từ việc tăng lãi suất, và các công ty bán dẫn bị bán tháo mạnh nhất.

Động thái của BOJ có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu vì nhiều lý do. Đồng yên đang mạnh lên sẽ gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu và các công ty có doanh thu lớn ở nước ngoài. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí đối với các lĩnh vực như bất động sản.

Nhưng 1 lý do then chốt khác là đồng yên tăng giá đã buộc nhà đầu tư phải hủy bỏ một số giao dịch ưa thích của họ. Ví dụ, các quỹ phòng hộ đã bán khống hoặc đặt cược vào đồng yên sẽ giảm giá trong năm nay, mặc dù họ đã thu hẹp các khoản cược đó gần đây.

Tỷ giá đồng yên đã trượt dài từ mức 140 yên đổi 1 USD vào tháng 1 xuống mức gần 162 yên/USD vào đầu tháng 7 – mức thấp nhất 38 năm. Tuy vậy, đồng tiền Nhật Bản đang tiếp tục phục hồi ấn tượng. Ngày 2/8, đồng yên tăng lên mức 149 yên/USD.

Ở mức tỷ giá này, các nhà đầu cơ bán khống đồng yên từ đầu năm đã lỗ một nửa trên giấy tờ. Ngoài ra, mức độ biến động mạnh khiến họ ngày càng cảm thất bất an với vị thế bán khống này.

Trong vòng 1 tháng trở lại đây, các nhà đầu cơ đã cắt giảm vị thế bán khống yên với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Ở mức 8,61 tỷ USD, vị thế bán khống yên hiện thấp hơn 40% so với mức đỉnh của 7 năm ghi nhận vào tháng 4.

Đồng yên là một loại tiền tệ phổ biến cho hoạt động carry-trade (cho vay đồng yên với lãi suất thấp để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn). Vì vậy, đồng tiền Nhật Bản hồi phục có thể tiếp tục tạo ra gợn sóng trên thị trường toàn cầu.

Chuyên gia Russell Napier, nhà đồng sáng lập của cổng thông tin nghiên cứu đầu tư ERIC, cho biết các nhà đầu tư vừa được chứng kiến tác động của sự thay đổi chính sách tiền tệ từ Nhật Bản tới thị trường tài chính Mỹ. 

“Mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ của Trung Quốc và Nhật Bản với giá tài sản ở Mỹ sẽ gây sốc cho hầu hết các nhà đầu tư của Mỹ”, ông Napier cho hay. 

Chuyên gia cho biết thêm rằng mọi người trong nhiều thập kỷ qua thường tin rằng Mỹ là một "ốc đảo" độc lập về mặt kinh tế và tài chính, không chịu tác động bởi các xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây đã chứng minh điều ngược lại. 

Chứng khoán Mỹ đang trải qua một đợt bán tháo mạnh. Ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu tư bị bất ngờ trước đà tăng giá của đồng yen (JPY). JPY đã tăng khoảng 8% so với USD trong một tháng qua. Tính đến cuối ngày 1/8, đồng tiền này đã giao dịch ở mức 146,54 JPY đổi một USD. Trước đó chỉ một tháng, JPY từng tụt xuống mốc 161,96, thấp nhất kể từ tháng 12/1986. 

Sự giảm giá của chứng khoán Mỹ trước đà tăng của JPY đã “cho thấy tác động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của phương Đông đối với giá tài sản tại Mỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung”, chuyên gia nói thêm.

JPY tăng giá đã làm dấy lên những đồn đoán về cái kết của “giao dịch chênh lệch lãi suất” (carry trade). Với loại hình này, nhà đầu tư vay bằng một loại tiền tệ có lãi suất thấp và tái đầu tư số tiền này vào một loại tiền tệ có tỷ suất sinh lời cao hơn. Do có mức lãi suất thấp, JPY thường được lựa chọn là đồng tiền cấp vốn trong các giao dịch carry trade. 

Khi JPY tăng giá, các nhà đầu tư đi vay đồng tiền này sẽ chịu áp lực lớn. Nếu đóng vị thế, họ có thể thua lỗ. Để có tiền duy trì vị thế (không hiện thực hóa khoản lỗ), nhà đầu tư có thể phải bán bớt một số tài sản , chẳng hạn như chứng khoán Mỹ. 

Ông Napier cho rằng áp lực bán từ những nhà đầu tham gia carry trade đã đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống, bất chấp việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn giảm.

Ông Napier nhấn mạnh: “Việc thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tiêu cực trước đợt tăng giá của JPY chính là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư về mối liên hệ giữa giá chứng khoán Mỹ và hệ thống tiền tệ toàn cầu”. 

Ông Napier đánh giá rằng sự sụt giảm gần đây của chứng khoán Mỹ có khả năng sẽ gây ra tác động đáng kể với các nhà đầu tư thực hiện carry trade bằng JPY. 

Ông cảnh báo chứng khoán Mỹ sẽ chịu biến động nhiều hơn khi cả nhà đầu tư tham gia carry trade bị thua lỗ và các tổ chức tài chính của Nhật Bản cùng bán tháo. Những tổ chức này phải bán tài sản khác để mua vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản theo yêu cầu của các nhà chức trách, ông Napier nói. 

“Với việc JPY bị định giá thấp và nhu cầu áp chế tài chính tại Nhật Bản đang rất cấp thiết, các nhà đầu tư không nên kỳ vọng định giá chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục tăng”, ông nhận định. 

Chuyên gia kết luận rằng biến động của JPY trong vài tuần gần đây và tác động của nó lên giá chứng khoán Mỹ là cảnh báo về những thách thức đối với thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới khi nhà đầu tư nước ngoài bước vào giai đoạn chuyển vốn về nước và tập trung đầu tư trong nước. Ông Napier dự báo xu hướng này có thể sẽ kéo dài hơn một thập kỷ. 

Theo WSJ, Reuters

Thị trường đóng cửa
^DJI
Thị trường đóng cửa
^GSPC
Thị trường đóng cửa
^HSI
Thị trường đóng cửa
^IXIC
Thị trường đóng cửa
^KS11
Thị trường đóng cửa
^N225
Thị trường đóng cửa
USD-JPY
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục