Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
TDM: Cú lội ngược dòng trở thành ông lớn ngành nước
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Người đưa tin | 09:52
Google news

Từ doanh nghiệp mới thành lập, TDM Water đã từng bước trở thành cổ đông lớn nhất của Biwase - công ty sáng lập ra mình. Thông qua các thương vụ M&A, công ty liên tục mở rộng lãnh thổ trong ngành nước.

"Cá bé nuốt cá lớn"

CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water - HoSE: TDM) được thành lập năm 2013 với với mục tiêu khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch sinh hoạt, thoát nước và xử lý nước thải, xây dựng công trình công ích, buôn bán vật tư ngành nước... vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.

4 cổ đông sáng lập của công ty bao gồm Công ty TNHH một thành viên cấp nước – Môi trường Bình Dương (Hiện tại là CTCP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase - HoSE: BWE) góp 26%; 

Công ty TNHH Thương mại N.T.P góp 15%; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật D&B góp 15%; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc góp 22% vốn.

Danh sách cổ đông sáng lập

Từng là 1 trong những cổ đông sáng lập, tuy nhiên, trước khi cổ phần hoá năm 2016, Biwase đã bất ngờ thoái toàn bộ vốn tại TDM Water. 

Sau cổ phần hoá, cơ cấu cổ đông của Biwase đã có sự biến chuyển rõ rệt khi tại thời điểm giữa năm 2017, Tổng công ty Becamex – đại diện vốn Nhà nước sở hữu 51% vốn điều lệ, TDM Water sở hữu 35% vốn và còn lại 14% thuộc về nhóm cổ đông khác. 

Đến nay, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, TDM Water đang sở hữu 37,42% vốn điều lệ tại Biwase.

Từ doanh nghiệp non trẻ mới được thành lập cách đó 3 năm, TDM Water đã từng bước đảo khách thành chủ, quay trở lại trở thành cổ đông chiến lược của doanh nghiệp sáng lập nên mình.

Điểm đáng lưu ý, thời điểm Biwase tiến hành cổ phần hoá năm 2016, vốn điều lệ của công ty này đang là 1.500 tỷ đồng. Trong khi đó, tháng 7/2017, vốn điều lệ của TDM Water mới chỉ vừa tăng lên 650 tỷ đồng và mãi đến năm 2020, vốn của công ty này mới cán mốc 1.000 tỷ đồng. Như vậy, thời điểm TDM Water trở thành cổ đông chiến lược, Biwase có vốn điều lệ gấp 2,3 lần.

Không chỉ dừng lại ở đó, TDM Water đã không ngừng mở rộng lãnh thổ ngành nước trong những năm sau đó qua việc thực hiện các thương vụ M&A.

Đơn vị liên kết của

Năm 2021, TDM Water mua lại thành công 2 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát Nước (Waseco) mà doanh nghiệp này đang sở hữu tại CTCP Cấp nước Gia Tân (Giwaco – Đồng Nai), tương đương 20% vốn điều lệ.

Cuối năm 2023, công ty lên kế hoạch rót 143 tỷ đồng chào mua công khai cổ phần CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (UPCoM: CTW) để nắm không quá 25% vốn. Chi hơn 54 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng 24,39% cổ phần CTCP Cấp nước Cà Mau (UPCoM: CMW).

Hồi tháng 6 năm nay, TDM Water cũng công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai chào mua công khai cổ phiếu CTW của CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ.

Theo đó, TDM dự kiến chào mua công khai 6,82 triệu cổ phiếu CTW, tương đương 24,36% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với mức giá chào mua là 20.360 đồng/cổ phiếu. Mục đích là để tăng sở hữu tại Cấp thoát nước Cần thơ, mở rộng địa bàn hoạt động của công ty.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, TDM Water đã có tổng cộng 5 công ty liên kết với số vốn góp vào 1 doanh nghiệp tối thiểu là 23,13%.

Cổ tức từ Biwase đóng góp lớn vào doanh thu tài chính

Về tình hình kinh doanh kết thúc 8 tháng đầu năm 2024, TDM Water báo lãi sau thuế giảm 46% so với cùng kỳ xuống còn 112 tỷ đồng.

Sản lượng nước tiêu thụ của công ty đạt hơn 45 triệu m3, tăng 3% so với cùng kỳ, thực hiện được 63% kế hoạch đặt ra trong năm 2024 là 71,8 triệu m3. Tỉ lệ thất thoát nước ở mức 0,47%.

Tại thời điểm kết thúc tháng 8/2024, tổng doanh thu của công ty đã giảm 9% so với cùng kỳ xuống còn gần 365 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu sản xuất nước đạt gần 312 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 95% so với cùng kỳ xuống còn 4,7 tỷ đồng. Công ty ghi nhận thêm gần 47,8 tỷ đồng doanh thu nhượng vật tư, trong khi cùng kỳ không có khoản này.

Theo TDM Water, lợi nhuận 8 tháng giảm so với cùng kỳ do trong kỳ năm 2023, TDM Water ghi nhận doanh thu tài chính là cổ tức của Biwase.

Còn 8 tháng đầu năm 2024, TDM ghi nhận tăng lượng cổ phiếu đầu tư do Biwase chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Ngoài ra chi phí dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng lỗ chênh lệch tỉ giá tăng so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong nhiều năm qua, kể từ khi trở thành cổ đông lớn tại Biwase, chiếm phần nhiều doanh thu hoạt động tài chính của TDM Water là khoản cổ tức được nhận từ công ty liên kết.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp này, ngay từ năm 2017, cổ tức lợi nhuận được chia của TDM Water đã tăng gấp gần 2 lần so với năm trước lên 22 tỷ đồng.

Trong năm 2023, doanh nghiệp này thậm chí ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ cổ tức, lợi nhuận được chia tăng 96,7 tỷ đồng so với năm trước do nhận về gần 94 tỷ đồng cổ tức từ Biwase.

Trong khi trước đó, năm 2022, TDM Water báo lãi sụt giảm do doanh thu hoạt động tài chính giảm. Cụ thể, năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là khoản cổ tức năm 2020 và 2021 từ Biwase trong khi năm, 2022 không có.

Việc tăng trưởng doanh thu tài chính cũng kéo lợi nhuận của Biwase không ngừng đi tịnh tiến. Năm 2017, công ty báo lãi

Theo Chứng khoán An Bình, triển vọng kinh doanh năm 2024 của

Ngoài ra

Nguồn thu ổn định từ cổ tức khi

Nguyễn Thị Thu Hương

Link gốc

Thị trường đóng cửa
BWE
Thị trường đóng cửa
CMW
Thị trường đóng cửa
CTW
Thị trường đóng cửa
TDM
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục