Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
PVT: Dần thu hẹp đội tàu chở dầu, PV Trans hướng đến mảng vận tải mới sinh lời cao hơn
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

{Tạp chí Công Thương - Nguồn không hợp lệ} | 08:42
Google news

Mặc dù tiếp tục lên kế hoạch mở rộng mạnh mẽ đội tàu trong những năm tới đây, PV Trans (mã cổ phiếu PVT) cho biết công ty đang định hướng dần thu hẹp đội tàu chở xăng dầu thành phẩm để tập trung sang lĩnh vực vận tải khác có sức sinh lời cao hơn.

Tính đến cuối năm 2023, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans, mã cổ phiếu PVT - sàn HoSE) đang sở hữu 1 đội tàu hiện đại gồm 51 chiếc, giữ vững vị thế là doanh nghiệp vận tải có năng lực chở hàng lỏng lớn nhất Việt Nam.

PV Trans hiện chiếm 100% thị phần vận tải dầu thô, khí LPG nội địa, và 30% thị phần vận tải xăng dầu tại Việt Nam. Đây là kết quả từ việc kiên trì thực hiện chiến lược “trẻ hoá” đội tàu được PV Trans thực hiện xuyên suốt 10 năm trở lại đây.

Doanh nghiệp này đã bổ sung thêm 12 tàu mới trong năm 2023, giúp tăng 150% tổng công suất vận tải. Trong giai đoạn 2024 - 2025, PV Trans dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 35 - 40 tàu nhằm nâng tổng trọng tải đội tàu thêm 80% so với hiện tại, đạt 2,5 triệu DWT.

Quy mô mở rộng đội tàu của PV Trans qua các năm. (Nguồn: PV Trans, Shinhan Securities Vietnam)

Đáng chú ý, việc mở rộng đội tàu của PV Trans đang dần cho thấy việc doanh nghiệp này xoay trục từ mảng chở xăng dầu thành phẩm sang mảng hoá chất. Trong số 12 tàu mới được bổ sung trong năm 2023 thì có đến 6 tàu là tàu hoá chất. Trong năm nay, dự kiến sẽ có thêm 3 - 4 tàu dầu hoá chất gia nhập đội tàu của PV Trans.

Đại diện PV Trans cho biết, thị trường vận tải hoá chất có giá cước ổn định, thị trường ít biến động mạnh và biên lợi nhuận gộp tốt hơn đáng kể so với mảng xăng dầu thành phẩm; trong khi đó, nhu cầu nhiều và cung tàu trong khu vực còn khá ít.

Chiến lược của PV Trans trong những năm tới là dần thu hẹp đội tàu chở xăng dầu thành phẩm và đẩy mạnh sang các tàu chở hoá chất với mục tiêu sở hữu khoảng 37 tàu hoá chất vào năm 2025, tương đương khoảng 30% cơ cấu đội tàu.

Theo đánh giá của một số tổ chức tài chính, trong giai đoạn 2024 - 2025, triển vọng thị trường vận tải dầu thành phẩm vẫn ở mức tích cực; trong khi đó, thị trường vận tải hoá chất có tiềm năng bứt phá khi nhu cầu hoá chất tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, dự kiến hồi phục mạnh mẽ.

Cân bằng cung cầu tàu dầu thành phẩm/hoá chất (DWT và tấn - dặm) qua các năm. (Nguồn: Clarkson, Shinhan Securities Vietnam)

Bên cạnh mảng vận tải hoá chất, mảng vận tải khí hoá lỏng cũng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn đối với PV Trans. PV Trans hiện là đơn vị vận chuyển LPG lớn nhất Việt Nam theo khối lượng, với công suất đạt hơn 1,2 triệu tấn/năm, nắm giữ 100% thị phần tại Việt Nam.

Xem thêm: "Năm 2024 có thể là năm tăng trưởng cao nhất lịch sử của PV Trans (PVT)" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Nhu cầu sử dụng khí hoá lỏng (LPG và LNG) tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ cả khu vực dân dụng lẫn công nghiệp trong những năm tới đây. Tính riêng nhu cầu về LNG, theo quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, nhu cầu LNG của Việt Nam dự báo sẽ đạt gần 25,7 tỷ m3, cao gấp 3,5 lần so với nhu cầu hiện nay.

Theo đánh giá của một số tổ chức tài chính, năm 2024 có thể là năm tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử của PV Trans nhờ việc gia tăng công suất từ năm 2023 cùng với việc giá cước vận tải neo cao.

Hiện hãng chứng khoán Mirae Asset Securities Vietnam (MASV) dự phóng doanh thu năm 2024 của PV Trans có thể tăng trưởng 31%, đạt 12.428 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng hơn 30%, đạt 1.279 tỷ đồng.

Trong khi đó, hãng chứng khoán Shinhan Securities Vietnam (SSV) giữ quan điểm thận trọng hơn, dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm nay của PV Trans lần lượt tăng 20% và 20,2% so với năm 2023.

Thị trường đóng cửa
PVT
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục