Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Những “ông vua” tiền mặt trên sàn chứng khoán
Chuyên mục:

Thị trường

Báo Lao Động | 10:27
Google news

Hàng loạt "ông lớn" trên sàn chứng khoán nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Điển hình như PV GAS, Lọc hóa dầu Bình Sơn...

Nhiều "ông lớn" trên sàn chứng khoán nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi hàng chục nghìn tỉ đồng. Ảnh minh họa: Lục Giang

Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS, mã: GAS) là doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt cao nhất sàn chứng khoán, với lượng tiền gửi “khổng lồ”, chiếm đến 46% trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. Tính đến cuối quý II/2024, tổng tài sản của PV GAS đạt 95.167 tỉ đồng, tăng 8,4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, 43.919 tỉ đồng là các khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn, con số này đã tăng 7,7%, tương ứng tăng 3.166 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trong 43.919 tỉ đồng kể trên, 7.555 tỉ đồng là các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng. Một phần tiền gửi không kỳ hạn được công ty sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng; còn lại 36.364 tỉ đồng là các khoản tiền gửi ngân hàng có thời hạn đáo hạn ban đầu trên 3 tháng đến dưới 12 tháng và hưởng lãi suất từ 2,9%/năm đến 10,1%/năm.

Với lượng tiền gửi lớn, trong 6 tháng đầu năm nay, PV GAS thu về 908 tỉ đồng từ hoạt động tài chính, giảm 20% so với mức 1.134 tỉ đồng của cùng kỳ. Trong đó, 831 tỉ đồng là lãi tiền gửi, còn lại đến từ chênh lệch tỉ giá hối đoái, cổ tức và một số nguồn khác.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PV GAS đạt 53.367 tỉ đồng, tăng 17,9%; lợi nhuận sau thuế đạt 5.959 tỉ đồng.

Đứng ở vị trí thứ hai cũng là một “ông lớn” trong ngành dầu khí, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) nắm giữ lượng tiền mặt lên đến 39.964 tỉ đồng, giảm 4,8% so với thời điểm đầu năm.

Trong đó, 25.704 tỉ đồng là các khoản tiền gửi kỳ hạn không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại; 13.822 tỉ đồng là các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng; còn lại khoảng 440 tỉ đồng là các khoản tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn.

Theo thuyết minh của BSR, trong số này, có 4.734 tỉ đồng công ty đang gửi tại Oceanbank chi nhánh Quảng Ngãi, ngân hàng này hiện tạm dừng chi trả cho khách hàng tổ chức đang có tiền gửi tại Oceanbank theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Với lượng tiền gửi nói trên, trong 6 tháng đầu năm, BSR ghi nhận 1.266 tỉ đồng doanh thu tài chính, biến động không đáng kể so với cùng kỳ. Lãi tiền gửi đạt 640 tỉ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BSR đạt 55.112 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 1.884 tỉ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Xếp ở vị trí thứ 3 là Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) với lượng tiền mặt và tiền gửi đạt 32.763 tỉ đồng.

Trong đó, 27.350 tỉ đồng là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng với lãi suất từ 1,6%/năm đến 3,7%/năm; 1.193 tỉ đồng là tiền mặt, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền; 1.851 tỉ đồng là tiền gửi và trái phiếu kỳ hạn từ trên 3 tháng đến một năm, lãi suất từ 2,9% đến 7,2%/năm; còn lại 2.368 tỉ đồng là các khoản đầu tư khác.

Trong 6 tháng đầu năm, Vingroup ghi nhận doanh thu tài chính đạt 11.177 tỉ đồng, trong đó lãi tiền gửi, cho vay và các khoản đặt cọc đạt 1.075 tỉ đồng, tăng mạnh 85% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, với lượng tiền mặt cao kỷ lục, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) xếp ở vị trí thứ 4 với tiền mặt và tiền gửi lên đến 30.957 tỉ đồng, tăng mạnh 27,4% so với thời điểm cuối năm 2023.

Trong đó, 4.875 tỉ đồng là các khoản tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển; 1.211 tỉ đồng là tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng; 12.271 tỉ đồng là tiền gửi từ 3 tháng đến dưới 1 năm; 12.909 tỉ đồng là tiền gửi và các khoản đầu tư khác kỳ hạn dưới 1 năm.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính của Thế giới Di Động đạt 1.165 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi tiền gửi gần 958 tỉ đồng.

Xếp ở vị trí thứ 5 là Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, Mã: VGI) với lượng tiền mặt và tiền gửi đạt 29.518 tỉ đồng, tăng 27,7% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền đạt 11.163 tỉ đồng; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ở mức 18.355 tỉ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính của Viettel Global đạt 2.967 tỉ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi tiền gửi, tiền cho vay đạt 675 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài top 5 doanh nghiệp nói trên, còn hàng loạt doanh nghiệp khác ghi nhận lượng tiền mặt và tiền gửi ở mức hàng chục nghìn tỉ như: Petrolimex (26.767 tỉ đồng), FPT (26.752 tỉ đồng), Hòa Phát (hơn 26.000 tỉ đồng), Vinamilk (24.228), Sabeco (23.358 tỉ đồng) Vinhomes (20.854 tỉ đồng), Masan (20.467 tỉ đồng), Hóa chất Đức Giang (10.239 tỉ đồng).

Link gốc

Thị trường đóng cửa
BSR
Thị trường đóng cửa
FPT
Thị trường đóng cửa
GAS
Thị trường đóng cửa
MWG
Thị trường đóng cửa
VGI
Thị trường đóng cửa
VIC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn