Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Ngành Ngân hàng vẫn đang được định giá tương đối thấp
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí tài chính | 11:49
Google news

Dù kết quả kinh doanh khá khả quan, định giá của các ngân hàng niêm yết vẫn khá thấp, mang lại tiềm năng tăng giá hấp dẫn, đặc biệt khi kết hợp với câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán lên mới nổi.

Nhiều gam màu tích cực

Theo báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, lợi nhuận trước thuế trong quý IV/2024 đạt 81 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Ngoài ra, cấu phần thu nhập khác có sự tăng trưởng vượt trội nhờ thu nhập từ thu hồi nợ xấu (đã xử lý rủi ro) – đạt gần 15 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm trước và thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) với mức tăng là 67%.

Trong khi thu nhập từ thu hồi nợ xấu có sự tăng trưởng tích cực trên diện rộng và đột biến ở số ít ngân hàng như VPB, VCB, BID, CTG, thì tăng trưởng của thu nhập từ kinh doanh chứng khoán được đóng góp chủ yếu bởi đột biến chủ yếu ở BIDMBB. Ngược lại, tăng trưởng của thu nhập từ phí dịch vụ vẫn tương đối yếu, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, vốn bị ảnh hưởng bởi thị trường bancassurance chưa phục hồi và sự dịch chuyển của nguồn thu nhập từ UPAS L/C sang thu nhập lãi.

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đi ngang so với cùng kỳ là điểm nhấn đáng chú ý khác trong bức tranh kết quả kinh doanh cũng như củng cố cho diễn biến cải thiện của chất lượng tài sản của ngành Ngân hàng trong quý IV/2024.

Thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong quý IV tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước, với sự dẫn dắt của tăng trưởng tín dụng, ước đạt 17,8% - mức cao nhất kể từ năm 2018. Biên lợi nhuận (NIM) bị thu hẹp, giảm 20 điểm cơ bản so với năm trước, nhưng đã có sự cải thiện nhẹ 10 điểm cơ bản so với quý III/2024 nhờ lợi suất tài sản tăng nhẹ, trong khi chi phí vốn đi ngang.

Lũy kế cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế các ngân hàng niêm yết đạt 299 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2023. NIM cuối năm 2024 của các ngân hàng niêm yết giảm 10 điểm cơ bản so với cuối năm 2023, xuống 3,3%.

Tiềm năng tăng trưởng lớn

Với kết quả kinh doanh có nhiều gam màu tích cực, định giá của các ngân hàng niêm yết vẫn chưa thực sự có diễn biến tái định giá rõ rệt. Ông Đỗ Thanh Tùng - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, ước tính ngành Ngân hàng đang được giao dịch ở mức P/B 1,5 lần, so với bình quân lịch sử 5 năm là 1,7 lần.

“Đây là mức định giá tương đối hấp dẫn của ngành Ngân hàng khi xét đến xu hướng cải thiện chất lượng tài sản có nhiều khả năng tiếp diễn, đi kèm với khả năng ROE tăng trở lại khi tăng trưởng lợi nhuận được dự báo tích cực hơn trong năm 2025, kết hợp với chất xúc tác “nâng hạng thị trường” đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn”, ông Tùng nhận định.

Quan điểm ông Tùng quan tâm đến nhóm các ngân hàng có sự chuyển biến tốt lên của tài sản, kể đến như VPBank (Mã: VPB), MB (Mã: MBB) hay BIDV (Mã: BID), sẽ có dư địa tăng giá cổ phiếu trong năm 2025.

Ở góc độ kỹ thuật, một số cổ phiếu ngân hàng đã dẫn sóng tăng từ đầu năm, như CTG, TCB, MBB. Tuy nhiên, khi thị trường chưa thực sự bứt phá qua vùng 1.300 điểm, có thể nhóm này sẽ gặp áp lực chốt lời, và dòng tiền có khả năng sẽ tìm đến những cổ phiếu có thị giá thấp hơn hoặc chưa tăng. Ngoài ra, một điểm cần lưu ý là nhiều ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức trong quý I.

Trong quá khứ, thống kê của VDSC cho thấy, thị trường chứng khoán thường tăng trong tháng 3, khi đó sẽ không thể thiếu sự đóng góp của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh ngân hàng, chứng khoán là nhóm ngành hưởng ứng tích cực với mỗi nhịp tăng của thị trường chung, hay câu chuyện nâng hạng sắp tới.

Về thị trường chứng khoán, Báo cáo chiến lược năm 2025 của VDSC nêu dự báo VN-Index có thể vượt 1.400 điểm, định giá thị trường năm nay sẽ ở mức khoảng 13,3 - 14,3 lần. Từ trước đến nay, hai yếu tố tác động đến thị trường nhiều nhất là dòng tiền và định giá.

Năm 2025, nhiều khả năng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy cung tiền để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng GDP cho 2025 và làm nền tảng cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận thì định giá của thị trường sẽ tăng lên.

Thị trường đóng cửa
BID
Thị trường đóng cửa
CTG
Thị trường đóng cửa
MBB
Thị trường đóng cửa
TCB
Thị trường đóng cửa
TPB
Thị trường đóng cửa
VCB
Thị trường đóng cửa
VPB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục