Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Ngân hàng vẫn là ngành hấp dẫn đầu tư
Chuyên mục:

Tài chính

Tạp chí Nhà quản trị | 17:52
Google news

Ngành ngân hàng vẫn cho thấy sự hấp dẫn đầu tư khi đồng loạt ghi nhận sự xuất hiện của những cổ đông tổ chức chiến lược mới là những “cái tên” danh tiếng.

Những cái tên mới...

Trong động thái mới đây tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), bên cạnh việc một cổ đông ngoại giảm tỷ lệ sở hữu là sự xuất hiện của một cổ đông nước ngoài mới - Quỹ đầu tư Tianhong Vietnamese Market Equity Launched QDII Fund.

Quỹ đầu tư này hiện đã nắm giữ hơn 91 triệu cổ phiếu VPB, tương đương gần 1,15% vốn điều lệ của ngân hàng. Theo Bloomberg, đây là một quỹ mở được thành lập tại Trung Quốc, chuyên đầu tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam, đặc biệt theo dõi chỉ số VN30 với tổng giá trị đầu tư trên 80% tổng tài sản cùng ít nhất 5% tài sản ròng duy trì dưới dạng tiền mặt và trái phiếu chính phủ.

Trước đó, ngày 19/7, VPBank đã công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong danh sách có tổng cộng 13 cổ đông cá nhân và 4 cổ đông tổ chức sở hữu tổng cộng gần 5,1 tỷ cổ phiếu, tương đương 64,2% vốn điều lệ của VPBank.

Các cổ đông tổ chức gồm có Sumitomo Mitsui BankingCorporation (cổ đông chiến lược nắm giữ hơn 15% vốn điều lệ), Công ty CP DieraCorp (nắm giữ 4,4% vốn điều lệ), quỹ Composite Capital MasterFund LP (nắm giữ 2,7% vốn điều lệ), quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (nắm giữ 1,3% vốn điều lệ).

Có thể thấy, bất chấp làn sóng rút vốn mạnh khỏi các thị trường mới nổi và cận biên trong suốt thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn đồng loạt ghi nhận sự xuất hiện của những cổ đông tổ chức chiến lược mới là những “cái tên” có danh tiếng trong ngành tài chính thế giới cũng như trong nước.

Tiêu biểu trong số đó là việc hai “ông lớn” quốc tế J.P Morgan Securities và Nordea 1, SICAV đã xuất hiện trong nhóm cổ đông của Ngân hàng Quân đội (MB) khi lần lượt nắm giữ 1,5% và 1,03% vốn điều lệ ngân hàng này.

Một trường hợp khác là tại Eximbank, ở nhóm các cổ đông tổ chức, Công ty CP Tập đoàn Gelex lần đầu chính thức xuất hiện khi đang là cổ đông lớn nhất khi sở hữu 4,9% vốn điều lệ và Công ty CP Chứng khoán VIX sở hữu 3,58% vốn, đứng ở vị trí thứ hai.

Tập đoàn Gelex – cái tên đứng đầu trong “hệ sinh thái” của ông Nguyễn Văn Tuấn - người hiện giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty CP Dây cáp Điện Việt Nam, Tổng công ty Viglacera, Công ty CP thiết bị điện Gelex và Công ty CP Hạ tầng Gelex.

Trong khi đó, Chứng khoán VIX hiện nổi lên như một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống với các thương vụ tăng vốn mạnh mẽ đã và đang được triển khai trong năm nay.

Không chỉ dừng lại ở việc tham gia trực tiếp đầu tư, dòng vốn ngoại cũng liên tục được “rót” trực tiếp giúp gia tăng nguồn lực vốn của các ngân hàng.

Trong tháng 6, SeABank đã công bố khoản vay có thể chuyển đổi trị giá 30 triệu USD từ Norfund (The Norwegian Investment Fund for Developing Countries - quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy).

Khoản vay đã nâng tổng số vốn huy động từ các tổ chức quốc tế của SeABank lên tới 850 triệu USD, trong đó bao gồm các khoản vay, tín dụng, tài trợ thương mại từ nhiều tổ chức tài chính quốc tế uy tín như DFC, IFC và nhiều quỹ tài chính khác.

... và những kế hoạch gọi vốn

Trước đó, quyền Tổng giám đốc Eximbank - ông Nguyễn Hoàng Hải khẳng định ngân hàng vẫn đang tìm kiếm 1 cổ đông chiến lược mang tầm cỡ thế giới khi các điều kiện “chín muồi”

Trước đó, đầu tháng 3, Bloomberg cho biết HDBank đang tìm đến các cố vấn tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch bán cổ phần trị giá 500 triệu USD.

Ngoài ra, ở nhóm Big4, các “ông lớn” là Vietcombank hay BIDV cũng đang đẩy nhanh quá trình phát hành riêng lẻ. Qua đó kỳ vọng có thêm sự tham gia của các tổ chức lớn với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm các quỹ đầu tư quốc tế.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024, Thành viên HĐQT Vietcombank - ông Đỗ Việt Hùng cho biết ngân hàng đang thu xếp để nhận sự tư vấn cho kế hoạch phát hành riêng lẻ theo tỷ lệ 6,5%.

“Tùy điều kiện thị trường, ngân hàng sẽ tổ chức hội nghị giới thiệu với nhà đầu tư, cổ đông trong và ngoài nước. Chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện việc này trong năm 2024 và phát hành thành công 6,5% cổ phần riêng lẻ, có thể từ nay đến 2025 là hoàn thành”, ông Hùng chia sẻ.

Về phía BIDV, ông Trần Phương - Phó Tổng giám đốc BIDV - cho biết, trong năm 2024, ngân hàng dự kiến phát hành riêng lẻ gần 165 triệu cổ phiếu, tương đương 2,89% vốn điều lệ.

“BIDV đã có sự quan tâm cụ thể của nhà đầu tư, ví dụ như phần 165 triệu cổ phiếu chúng tôi đã có kế hoạch phát hành trong ngắn hạn sau khi được sự phê duyệt của cơ quản quản lý nhà nước. Hiện nhà đầu tư đang xem xét và đang trong thời gian làm việc với nhà đầu tư”, ông nói.

Theo ông, tiến độ thực hiện chào bán riêng lẻ sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường, năng lực và triển vọng kinh doanh của Ngân hàng.

Dũng Phạm

Link gốc

Thị trường đóng cửa
BID
Thị trường đóng cửa
EIB
Thị trường đóng cửa
GEX
Thị trường đóng cửa
HDB
Thị trường đóng cửa
SSB
Thị trường đóng cửa
VCB
Thị trường đóng cửa
VIX
Thị trường đóng cửa
VPB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn