Thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), cho thấy trong 9 tháng của năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Dù đối mặt với nhiều thách thức từ vĩ mô, vốn đến cả thiên tai, song thống kê 9 tháng đầu năm cho thấy nhiều bên đã hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt kế hoạch cả năm 2024.
Nhiều DN đã cán đích kinh doanh chỉ sau 9 tháng
Đầu tiên phải kể đến PVOIL (mã chứng khoán OIL), lũy kế 9 tháng đầu năm, sản lượng kinh doanh xăng dầu của PVOIL đạt gần 4,2 triệu m3/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ. Tương ứng, doanh thu hợp nhất đạt hơn 94.000 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ và đã vượt 13% kế hoạch năm.
Thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), cho thấy trong 9 tháng của năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận. Cụ thể, Uỷ ban ước doanh thu đạt 971.593 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty thu về 50.360 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch năm.
Trong đó, nổi trội là Tập đoàn PVN với doanh 9 tháng ước đạt 736.500 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng và tăng 12% so với cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 115.200 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch năm, về đích trước 4 tháng và tăng 9% cùng kỳ.
Cũng trong ngành dầu khí, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) thậm chí vượt chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau nửa đầu năm. Năm nay, Petrolimex đặt kế hoạch nhuận trước thuế đạt 2.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, Tập đoàn đã vượt 1,5% chỉ tiêu lãi trước thuế với 2.955 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.407 tỷ đồng, tăng 59%.
Hay CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã chứng khoán TCM), 7 tháng thì Công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024 với hơn 7 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ. TCM cũng cho rằng, từ giờ đến cuối năm nếu không xảy ra biến động quá lớn về kinh tế hay địa chính trị, ngành dệt may sẽ tốt lên thêm do thông thường mùa cao điểm dệt may rơi vào quý 4, nhu cầu mua sắm tăng cao.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã suýt soát khi đạt 80-90% kế hoạch. Đơn cử, Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) đã thực hiện 81% kế hoạch lãi sau 9 tháng 363 tỷ đồng. PAN cho biết ngay cả khi không tính khoản lợi nhuận đột biến từ việc giải quyết tranh chấp tại VFG, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn vẫn đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tăng trưởng trên 70%.
Hay CTCP Phát hành sách Tp.HCM Fahasa (mã chứng khoán FHS), Công ty vừa có ước doanh thu 9 tháng hơn 3.200 tỷ đồng, thực hiện đến 80% kế hoạch năm dù thị trường được nhận định khó khăn, sức mua giảm mạnh. Để kích cầu tiêu dùng, Công ty được biết vừa lên chương trình Đón Giáng sinh và khuyến mãi cuối năm với tổng ngân sách đầu tư cho quà tặng, chương trình giảm giá lên đến 10 tỷ đồng....
Kinh tế Việt Nam bất ngờ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm
Ở góc độ vi mô, nền kinh tế Việt Nam cũng đang chứng kiến nhiều cơ hội, thậm chí được đánh là là cửa ngõ đón đầu dòng vốn của ASEAN.
Báo cáo mới nhất từ UOB ghi nhận Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm trong quý 3/2024. Cụ thể, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 3 năm 2024 tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo của UOB là 5,7%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3/2022, khi các hoạt động phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ suy thoái do đại dịch.
Theo UOB, kết quả bất ngờ này đã phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của siêu bão Yagi. Việt Nam ước tính sẽ chịu thiệt hại kinh tế hơn 3 tỷ USD do cơn bão Yagi quét qua miền Bắc đất nước, gây ra lũ lụt lớn và 345 người tử vong. UOB cũng vừa tổ chức giải chạy UOB Heartbeat thường niên với hơn 1.500 nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh tham dự, thu về số tiền kỷ lục gần 700 triệu sẽ chi hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại miền Bắc Việt Nam.
Bão Yagi được biết ảnh hưởng hàng loạt lĩnh vực kinh doanh chính tại Việt Nam, song điểm sáng là sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc đạt 11,4% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tăng 7,5%.
Ảnh: Kinh tế Việt Nam tăng nhanh nhất trong 2 năm.
Nhìn chung trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,4%. Cùng với đó, sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy đà tăng trưởng có khả năng sẽ được duy trì trong 1-2 quý tới.
Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% (đã điều chỉnh) trong quý 2/2024, tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước. UOB cũng đưa ra dự báo tăng trưởng năm 2025 vẫn được duy trì ở mức 6,6%.
Ảnh: Dự báo năm 2025.
Chia sẻ mới đây, đại diện cũng chỉ ra 3 rủi ro chính sẽ tác động đến nền kinh tế và thị trường Đông Nam Á trong phần còn lại của năm 2024 và đến năm 2025:
(i) có thể làm gia tăng hơn nữa rủi ro địa chính trị và đẩy giá năng lượng lên cao;
(ii) không chắc liệu biện pháp kích thích trên diện rộng của Trung Quốc có đủ để thúc đẩy nền kinh tế của nước này hay không;
và (iii) sự bất ổn có tác động lớn nhất – cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11. Kết quả của cuộc bầu cử có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế Hoa Kỳ và theo đó là chính sách tiền tệ, lãi suất và đồng đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Các nền kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng.