Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Hệ sinh thái của doanh nhân Đặng Thành Tâm: Doanh nghiệp Bất động sản kinh doanh tụt dốc, Công ty làm chủ đầu tư khu công nghiệp bị xử phạt xây dựng “chui”
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

14:26
Google news

Doanh nhân Đặng Thành Tâm là một trong những doanh nhân thành công trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, công nghệ. Ông nằm trong top 50 doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ông Đặng Thành Tâm vốn là một Kỹ sư Hàng hải được tốt nghiệp tại Đại học Hàng hải Việt Nam. Ông công tác tại Công ty Vận tải biển Sài Gòn trong 8 năm từ 1988 đến 1996.

Từ năm 1996 đến hiện tại, ông Tâm nắm giữ các chức vụ lớn tại nhiều công ty. Trong đó nổi bật nhất là chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC), Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn...

Doanh nhân Đặng Thành Tâm nắm trong tay hệ sinh thái doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2007, khi Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo được niêm yết, ông Đặng Thành Tâm nhanh chóng trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn Chứng khoán. Trong 3 năm tiếp theo là 2008, 2009, 2010; ông nắm giữ vị trí thứ 3 trong Danh sách những người giàu nhất Việt Nam.

Trong hệ sinh thái doanh nghiệp của ông Tâm, Công ty cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel) là một hạt nhân quan trọng. Thành lập năm 2002, Saigontel khởi đầu là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, chuyên cung cấp dịch vụ internet ở các khu công nghiệp, kinh doanh game online; qua quá trình hoạt động, mở rộng thêm hoạt động kinh doanh điện thoại di động, sản phẩm, thiết bị viễn thông. Từ năm 2020, công ty đã quyết định "nhảy" vào đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.

Công ty hiện có vốn điều lệ 1.480 tỷ đồng trong đó ông Tâm là cổ đông lớn nhất trực tiếp nắm giữ 23,7%. Cổ đông lớn thứ 2 là Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) nắm giữ 21,5%. Ông Tâm hiện là Chủ tịch HĐQT của cả doanh nghiệp nói trên và Saigontel.

Năm 2023 vừa qua, Saigontel đã có khoảng thời gian không mấy suôn sẻ khi luỹ kế 12 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.308 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 46,2 tỷ đồng, giảm 40,1% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã không hoàn thành kế hoạch khi mới thực hiện chưa đến 1/5 mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023 đề ra (lãi trước thuế 412 tỷ đồng).

Kinh doanh tụt dốc, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Saigontel trong năm 2023 còn âm kỷ lục 1.286 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 141 tỷ đồng. Để bù đắp sự thiếu hụt này, công ty buộc phải gia tăng vay nợ. Dòng tiền từ hoạt động tài chính ghi nhận dương 1.468 tỷ đồng trong năm 2023.

Tính đến cuối năm 2023, số dư nợ vay tài chính của Saigontel lên đến gần 3.400 tỷ đồng, tăng gần 1.500 tỷ so với đầu năm và chiếm gần một nửa tổng tài sản. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm hơn trăm tỷ nhưng nợ vay dài hạn tăng đột biến gấp 5,4 lần lên 1.975 tỷ đồng.

Thời điểm 31.12.2023, tổng tài sản của Saigontel đã tăng 31,5% so với đầu năm, lên mức 7.217 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 2.719 tỷ đồng, chiếm 37,7% tổng tài sản. So với đầu năm, tồn kho của công ty đã tăng gấp đôi chủ yếu do ghi nhận 1.216 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận) tại dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 13,9% so với đầu năm lên mức 2.190 tỷ đồng, chiếm 30,3% tổng tài sản. Trong khi đó, đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 1.737 tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Một hạt nhân quan trọng khác trong hệ sinh thái của ông Đặng Thành Tâm là Công ty Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang. Doanh nghiệp này là một công ty con của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).

Ngay đầu năm mới, Công ty phụ trách mảng khu công nghiệp của ông Đặng Thành Tâm đã đón tin xấu khi bị UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt vì xây dựng “chui”. Theo đó, Công ty đã tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khu công nghiệp Quang Châu mở rộng.

Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, doanh nghiệp trên đang tổ chức thi công xây dựng các hạng mục: san nền khoảng 70ha; giao thông: thảm bêtông nhựa lớp 1 các tuyến (trừ tuyến QC6); cấp thoát nước: hệ thống cống, hố ga, đường ống trên hè đường các tuyến giao thông; hạng mục cấp điện: hệ thống cột bê tông li tâm, đường dây 22KV đi nổi. Các hạng mục nêu trên nằm trong phạm vi ranh giới đất được UBND tỉnh cho Công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang thuê đất.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28.1.2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, Công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang bị UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt 130 triệu đồng.

Ngoài ra, công ty này phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng và có Giấy phép xây dựng.

Hết thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định mà doanh nghiệp không xuất trình được Giấy phép xây dựng thì sẽ bị buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm, trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định. Mọi chi phí thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do công ty chi trả.

Tú Anh

Thị trường đóng cửa
ITA
Thị trường đóng cửa
KBC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn