Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Gọi tên nhóm cổ phiếu tiềm năng nhờ xúc tác lợi nhuận
Chuyên mục:

Thị trường

Nhà đầu tư | 10:46
Google news

Định giá toàn thị trường ở vùng thấp do nhóm ngân hàng và bất động sản. Lợi nhuận được dự báo phục hồi năm 2025 cùng định giá thấp là động lực cho 2 nhóm ngành này.

P/E toàn thị trường đang ở vùng thấp

Theo thống kê của FiinGroup, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường quý IV/2024 tăng 20,7% so với cùng kỳ, quý thứ 4 liên tiếp duy trì tốc độ tăng quanh 20 – 21%. Trong đó, nhóm tài chính tăng 16,8% (đóng góp chủ yếu bởi ngân hàng), nhóm phi tài chính tăng 25% nhờ các ngành hưởng lợi từ sự phục hồi cầu tiêu dùng (bán lẻ, du lịch và giải trí) và một số ngành lớn như bất động sản, hàng và dịch vụ công nghiệp.

Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng 22,7% so với 2023. Nhìn chung, nhóm nghiên cứu FiinGroup đánh giá bức tranh lợi nhuận 2024 cho thấy xu hướng tăng trưởng tích cực nhưng thiếu đột phá, lợi nhuận phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng mạnh như giai đoạn 2021.

Xét theo nhóm ngành, công nghệ thông tin và ngân hàng là 2 ngành duy nhất duy trì tăng trưởng lợi nhuận suốt 5 năm và tăng tốc trong 2024. 2 nhóm ngành này được xếp vào nhóm tăng trưởng.

Ở nhóm phục hồi, bán lẻ, du lịch và giải trí tăng 3 chữ số trong cả 4 quý năm 2024; xây dựng và vật liệu phục hồi nhưng tốc độ thấp hơn; viễn thông, truyền thông, tài nguyên cơ bản có lợi nhuận kém ổn định giữa các quý.

Ở nhóm giảm tốc, dịch vụ tài chính (chứng khoán) và bảo hiểm mất đà tăng, chững lại trong nửa cuối 2024. Ngành chứng khoán gặp khó do diễn biến thị trường kém tích cực, trong khi mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận bảo hiểm.

Ở nhóm tạo đáy, y tế, bất động sản, tiện ích (chủ yếu điện) và dầu khí vẫn gặp khó khăn. Bất động sản cải thiện vào cuối năm nhưng chưa bù đắp được mức giảm trong 2 quý trước đó. Tiện ích và dầu khí tiếp tục suy giảm về lợi nhuận năm thứ 2 liên tiếp và chưa có dấu hiệu hồi phục.

Về diễn biến giá cổ phiếu, FiinGroup cho biết các ngành có lợi nhuận tích cực thì cổ phiếu đều tăng cao trong năm qua như bán lẻ, bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin, hàng và dịch vụ công nghiệp, du lịch và giải trí. Nhóm lợi nhuận giảm hoặc phục hồi chậm có diễn biến giá kém tích cực. Bất động sản và dịch vụ tài chính (chứng khoán) với lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng và giá cổ phiếu gần như đi ngang.

Theo tính toán của chuyên gia FiinGroup, P/E toàn thị trường hiện ở mức 12,9x, thấp hơn mức trung bình dài hạn (~15x) và hướng về vùng đáy giai đoạn từ 2015 đến nay. So với đỉnh (~19,5x vào năm 2021), P/E đã giảm đáng kể, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và sự suy yếu của dòng tiền vào thị trường (đáng chú ý là xu hướng rút ròng của khối ngoại vẫn tiếp diễn), nhưng hàm ý khả năng thị trường có thể trở nên hấp dẫn hơn nếu có yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô hoặc sự cải thiện trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp hoặc sự kiện liên quan đến thị trường (ví dụ như câu chuyện nâng hạng).

Xét theo từng nhóm, P/E toàn thị trường tiếp tục bị chi phối bởi ngân hàng, vốn đang giao dịch ở mức 9,4x, kéo mặt bằng định giá chung xuống thấp. Trong khi đó, nhóm phi tài chính có P/E ở mức 16,9x, nhưng nếu loại bỏ bất động sản, P/E của nhóm này cao hơn. Điều này cho thấy định giá của một số ngành ngoài bất động sản vẫn đang duy trì ở mức không thấp.


Nhóm cổ phiếu triển vọng tích cực 2025

Bước sang năm 2025, FiinGroup nhận định các chính sách thúc đẩy đầu tư công và tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ mục tiêu GDP 8% được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực cho sự tăng trưởng hay hồi phục của một số ngành như ngân hàng, bất động sản, xây dựng & vật liệu, CNTT, tiện ích... Từ đó trở thành chất xúc tác quan trọng cho giá cổ phiếu trong năm 2025.

Trong đó, triển vọng lợi nhuận khả quan, chất lượng tài sản dần cải thiện và nền định giá thấp sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng trong năm 2025. Cổ phiếu ngân hàng hiện giao dịch với P/B (trượt 12 tháng) ở mức 1,51x, thấp hơn mức trung bình lịch sử 1,8x và vẫn duy trì biên độ dao động ổn định từ 2023 đến nay.

Ngành bất động sản đã có tăng trưởng đột biến trong quý cuối năm 2024 đến nhờ nhóm bất động sản dân cư. Các yếu tố hỗ trợ cho sự hồi phục của ngành đang trở nên vững chắc hơn. Nguồn cung sơ cấp đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt tại Hà Nội, và dự báo sẽ duy trì ở mức tích cực trong năm 2025 tại cả Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, tỷ lệ hấp thụ vẫn ở mức cao, được thúc đẩy bởi nhu cầu thực và hoạt động đầu cơ sôi động.

Theo FiinGroup, năm 2024 là năm đáng thất vọng của cổ phiếu bất động sản dân cư khi giá của hầu hết các cổ phiếu trong ngành gần như đi ngang hay thậm chí là giảm, do dòng tiền đầu tư thận trọng bởi triển vọng lợi nhuận của ngành chưa rõ ràng. Với triển vọng kinh doanh được cải thiện, đây là một trong những ngành có tiềm năng về giá trong năm 2025. Tuy nhiên, rủi ro chính vẫn là tiến độ tháo gỡ pháp lý, nếu quá trình này diễn ra chậm hơn dự kiến, tốc độ triển khai và bàn giao dự án sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, đà tăng của cổ phiếu bất động sản dân cư có thể bị hạn chế, đặc biệt trong nửa đầu năm 2025.

Nhóm xây dựng hạ tầng (CTD, HHV, FCN, C4G, THG…) được dự báo triển vọng lợi nhuận 2025 có sự bứt phá mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của chính phủ - được coi là động lực chính cho mục tiêu tăng trưởng GDP cao (8%). Các dự án trọng điểm bao gồm cao tốc Bắc Nam (giai đoạn 2), sân bay quốc tế Long Thành và tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thường rất mỏng và chịu tác động lớn từ giá vật liệu xây dựng, ngoại trừ một số doanh nghiệp có mảng kinh doanh bổ trợ như HHV với mảng BOT, THG với mảng bê tông và VCG với mảng bất động sản khu công nghiệp.

Tường Như-Link gốc

Thị trường đóng cửa
C4G
Thị trường đóng cửa
CTD
Thị trường đóng cửa
FCN
Thị trường đóng cửa
HHV
Thị trường đóng cửa
THG
Thị trường đóng cửa
VCG
Thị trường đóng cửa
VNIDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục