Cổ phiếu FPT có thời điểm giao dịch ở mức trần lên tới 132.200 đồng/cp trong ngày 10/5. Tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Trương Gia Bình cũng tăng đáng kể.
Sau cái bắt tay với NVIDIA, cổ phiếu FPT bất ngờ có phiên tăng kịch trần lên đỉnh mới. Kết phiên giao dịch ngày 10/5, VN Index giảm 3,94 điểm (-0,32%), xuống 1.244,7 điểm. Cổ phiếu FPT (HM:FPT) tăng với biên độ 0,5% và thiết lập mức kỷ lục mới gần 132.000 đồng/cp. Trên sàn HOSE, phiên ngày 10/5, cổ phiếu FPT cũng giữ mức giá cao nhất là 132.200 đồng/cp, giá mở cửa là 131.300 đồng/cp.
Cổ phiếu FPT luôn là cái tên gây chú ý với thị trường khi không ngừng đổ xô các kỷ lục về giá. Thậm chí, bất chấp VN-Index biến động mạnh, cổ phiếu này vẫn băng băng thẳng tiến xác lập kỷ lục. Với mức giá 131.300 đồng/cp trong phiên 7/5, cổ phiếu này đã ghi nhận mức giá cao kỷ lục kể từ khi niêm yết trên HoSE năm 2006.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu FPT đã ghi nhận mức tăng hơn 40%. Giá trị vốn hóa cũng theo đó lập kỷ lục gần 167.000 tỷ đồng (~7 tỷ USD), gấp đôi so với một năm trước, qua đó đưa FPT vào top 10 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thị trường. Chốt phiên 11/5, cổ phiếu FPT bị điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn “neo” ở mức cao 131.000 đồng/cp.
FPT Telecom công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu thuần 4.012 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 825,5 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong quý doanh nghiệp này từng ghi nhận.
Năm 2024, FPT Telecom đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu 17.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.510 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,4% và 15,4% so với thực hiện năm trước. Sau quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 23,5% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Theo báo cáo cập nhật thị trường quỹ đầu tư của IPA Asset Management (IPAAM), tính đến hết quý I/2024, FPT tiếp tục là cổ phiếu được các quỹ mở nắm giữ nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị 1.967 tỷ đồng, chiếm 12,89% tổng danh mục đầu tư, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại.
Tháng 4 vừa qua, FOX lần đầu tiên xuất hiện trong danh mục 10 khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của quỹ đầu tư PYN,Elite chiếm tỷ trọng 3,4%, tương đương giá trị khoảng 25 triệu EUR (khoảng 680 tỷ đồng).
Tính đến cuối quý I, cổ phiếu FPT đang là khoản đầu tư lớn thứ 5 của VEIL – Dragon Capital, với tỷ trọng 6,6%. Ước tính, khoản đầu tư vào FPT của quỹ ngoại quy mô 1,9 tỷ USD này có giá trị khoảng 125 triệu USD (~3.000 tỷ đồng).
Tại FPT, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn - là cổ đông lớn nhất, sở hữu 88,73 triệu cổ phiếu tương ứng 6,99% vốn điều lệ. Với mức giá trung bình 132.000 đồng/cp, giá trị tài sản của ông Bình hiện nay lên đến hơn 11.712 tỷ đồng. Ông Trương Gia Bình hiện là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Nguồn: FPT
Có thể thấy, giữa lúc nhiều nhà đầu tư trầy trật thua lỗ thì cổ đông FPT, từ các quỹ lớn đến cá nhân nhỏ lẻ vẫn lãi lớn. Đặc biệt là tài sản của những người sáng lập tập đoàn này như ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT và 2 cộng sự lâu năm là ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Cao Bảo - Thành viên HĐQT - cũng tăng mạnh.
Động lực thúc đẩy cổ phiếu FPT đi lên bền bỉ đến từ kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, duy trì trong thời gian dài. Kể từ khi cơ cấu lại mô hình hoạt động của tập đoàn năm 2018, FPT liên tục tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận qua từng năm. Năm 2023 vừa qua, tập đoàn ghi nhận doanh thu đạt hơn 52.600 tỷ và lợi nhuận trước thuế 9.203 tỷ đồng, cùng tăng 20% so với năm trước và đều là mức cao kỷ lục kể từ khi hoạt động.
Minh Châu