Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
FECON của ông Phạm Việt Khoa có gì khi muốn làm dự án đường sắt 67 tỷ USD?
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Kinh tế & Đô thị | 22:15
Google news

 FECON, một trong những "ông lớn" trong ngành xây dựng cho biết, doanh nghiệp này đang sẵn sàng để tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trị giá 67 tỷ USD. Vậy, tiềm lực của FECON thế nào khi tham gia đại dự án này?

FECON là một trong các "ông lớn" muốn tham gia làm đường sắt tốc độ cao. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, hiện đang chuẩn bị kỹ càng để tham gia các hạng mục đòi hỏi công nghệ cao và kỹ thuật phức tạp của dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. "Đường sắt là hạ tầng có yêu cầu cao về tính chính xác và độ ổn định, không cho phép hiện tượng lún sau khi thi công, do đó đòi hỏi công nghệ xử lý nền móng tiên tiến"- ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON phát biểu.

Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết tuyến đường có chiều dài khoảng 1.541km, điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP HCM), với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD, trong đó hơn phân nửa nguồn vốn dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm các phần cầu hầm, nền đường...

Hiện nay, FECON sở hữu công nghệ xử lý nền móng và công trình ngầm tiên tiến, giúp doanh nghiệp tham gia các công đoạn như thi công cọc móng, tường chắn, cầu cạn, và giải pháp đào đường ngầm qua núi.

FECON cũng cho rằng, nội địa hóa là hướng đi phù hợp để giảm chi phí và tối ưu nguồn lực trong nước. Mức độ nội địa hóa của các dự án đường sắt đô thị hiện tại là khoảng 30%, nhưng FECON kỳ vọng con số này sẽ được nâng lên trên 70% tại các dự án trong tương lai. Việc nội địa hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn thúc đẩy GDP và giữ lại nguồn thu cho nền kinh tế nội địa.

"Bước nhảy" doanh thu từ 5 tỷ đồng qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng trong chưa đến 10 năm

FECON hoạt động bao phủ trong lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với khu vực công và chi tiêu công cho hạ tầng. Từ mức doanh thu khiêm tốn, sau chưa đến 10 năm, doanh nghiệp này đã có mức doanh thu vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2004, FECON có doanh thu chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng thì năm 2012 chỉ tiêu này đã vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của FECON bắt đầu có sự "nhảy vọt" rõ nét từ năm 2011, tiếp tục duy trì tăng trưởng cho đến hiện tại (ngoại trừ những năm tác động của Covid–19).

Trong giai đoạn 2011 – 2016, FECON đã thành lập nhiều Công ty và thực hiện hàng loạt các thương vụ "thâu tóm" cổ phần tại một số doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước thành công.

Đơn cử, FECON cùng Công ty CP SCI (HNX: S99), ông Phạm Việt Khoa cùng các công sự đã lập nên Công ty CP Hạ tầng FECON.

Ở thời điểm cuối năm 2014, FECON trở thành cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), nắm giữ 25,76% vốn của TEDI.

Năm 2015, FECON giới thiệu là nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - CTCP (CIENCO1). Báo cáo tài chính cho thấy, đầu năm 2015, FECON đã đầu tư 70 tỷ đồng (giá gốc) vào CIENCO1. Ở thời điểm này, vốn điều lệ của CIENCO1 là 700 tỷ đồng. FECON cũng đã cử ông Phạm Việt Khoa tham gia HĐQT của CIENCO1.

Được biết, năm 2014, sau cổ phần hóa, 4 cổ đông là các tổ chức liên quan ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út trọc) đã nắm giữ gần 90% vốn của CIENCO1. Điều này đồng nghĩa, FECON là cổ đông lớn bên cạnh các  tổ chức liên quan ông Đinh Ngọc Hệ. Ngoài ra, FECON và CIENCO1 còn bắt tay với COTECCONS (HoSE: CTD) để thành lập nên Công ty CP Đầu tư Hạ tầng FCC.

Bộ ba PVN, FECON, SSG và loạt thương vụ đầu tư bất động sản đình đám

Trước đó, dưới thời ông Đinh La Thăng làm chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), FECON của ông Phạm Việt Khoa đã "ghép nối" với PVN và Tập đoàn SSG trở thành bộ 3 có nhiều hợp tác kinh doanh, góp vốn đầu tư các dự án bất động sản. Điển hình như thương vụ đầu tư đình đám của CTCP Bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (PVN – SSG) trên khu đất 21,2ha tại lô X1, X2 và 3,8ha trên lô X3, thuộc khu Công viên Văn hóa Thể thao Tây Nam Hà Nội. Vào quý IV/2017, cơ cấu cổ đông của PVN – SSG gồm FECON nắm giữ 6% của PVN – SSG, Tập đoàn SSG nắm giữ 81,2% vốn, Ocean Bank nắm 8% và PVN nắm 4,8%.

Không chỉ "tranh thủ" các thương vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận, hoạt động M&A đã góp phần giúp FECON giữ vững được mối quan hệ với các khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới, củng cố thêm vị thế trên thị trường. Đây là tiền đề quan trọng để FECON "tránh bão".

Từ năm 2019 trở đi, FECON mở rộng sang mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp với vai trò thầu chính/tổng thầu. Trong 5 năm tới đây, FECON xác định 5 lĩnh vực kinh doanh chiến lược gồm: nền và móng, công trình ngầm, hạ tầng, xây dựng và đầu tư dự án.

FECON làm ăn thế nào?

Trong giai đoạn 2012-2018, FECON duy trì đà tăng trưởng liên tục về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, đạt đỉnh cao với mức lợi nhuận 248 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2019 trở đi, kết quả kinh doanh của công ty sụt giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm ghi nhận thua lỗ (ảnh hưởng của dịch Covid 19).

Tính chung 9 tháng năm 2024, doanh thu thuần của công ty đạt 2.171,9 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,3 tỷ đồng, giảm 11,3% do chi phí tăng cao.

Năm 2024, FCN lên kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 50 tỷ đồng, so với mục tiêu. Đến nay, công ty xây dựng này mới hoàn thành 54% chỉ tiêu doanh thu và 23% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tính đến cuối quý III/2024, tổng tài sản đạt 8.413 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Đáng chú ý, tiền mặt và các khoản tương đương giảm mạnh 64%, còn 254 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho tăng 2%, đạt 1.712 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm, FECON chịu mức phạt thuế và các chi phí liên quan lên đến 3,4 tỷ đồng do kê khai thuế sai, theo quyết định từ Tổng cục Thuế.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của công ty đạt 5.073 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Riêng các khoản vay tài chính tăng 3%, đạt 3.040 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ.

Dữ liệu cho thấy, từ năm 2017 tới nay, FECON tham gia 20 gói thầu, trong đó trúng 6 gói, trượt 6 gói, 4 gói chưa có kết quả. Tổng giá trị gói thầu trúng ước khoảng 1.129 tỷ đồng.

Năm 2023, mặc dù được coi là không mấy sáng sủa, với khoản lỗ đáng kể (lỗ 42 tỷ đồng), FECON vẫn trúng thầu nhiều dự án quan trọng, chẳng hạn như thi công hạ tầng dự án TH Healthcare (172,8 tỷ đồng), thi công cọc và tường vây tại các dự án ven sông Hàn (75,9 tỷ đồng), một tòa nhà văn phòng (44,8 tỷ đồng) và xây dựng nút giao tại Phủ Lý, Hà Nam (65 tỷ đồng). Công ty cũng tham gia sản xuất khối neo trọng lực cho dự án điện gió ngoài khơi Malaysia với giá trị hợp đồng 178,6 tỷ đồng.

Đầu năm 2023, FECON nhận một số hợp đồng lớn khác như thi công cọc và thí nghiệm tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 (179 tỷ đồng), thi công tường vây phía Nam nhà ga tuyến metro số 3 tại Hà Nội (62 tỷ đồng), và dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II (75 tỷ đồng). Tổng giá trị các gói thầu mà FECON trúng riêng trong tháng 2/2023 lên tới 463 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong tháng 3/2023, công ty cùng liên danh đã trúng thầu thi công cọc nhà ga hành khách do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam mời thầu, với giá trị hợp đồng 471 tỷ đồng.

Trong năm 2024, FECON tham gia 6 gói thầu trong đó trượt 3 gói, trúng 2 gói và 1 gói chưa có kết quả. Các gói thầy trúng với vai trò liên danh gồm: Gói thầu số 06: Thi công xây dựng (bao gồm chi phí đảm bảo ATGT) với giá trúng thầu 230,9 tỷ đồng và Gói thầu số 42: Xây lắp đường dây từ VT423 đến VT435 với giá trúng thầu hơn 54 tỷ đồng.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
FCN
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục