Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Doanh nghiệp cao su hưởng lợi nhờ giá mủ tăng cao
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Nhà quản trị | 06:24
Google news

Các doanh nghiệp cao su ghi nhận tăng trưởng tích cực cả doanh thu và lợi nhuận nhờ giá mủ cao su phục hồi mạnh mẽ.

Trong kỳ tài chính bán niên 2024, giới đầu tư chứng kiến các doanh nghiệp cao su trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đều ghi nhận kết quả kinh doanh phục hồi nổi bật trong xu thế chung của ngành.

Theo đó, Công ty CP Cao su Sao Vàng, với lợi thế về săm lốp xe đạp tại miền Bắc, ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 335 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lãi gộp đạt gần 46,9 tỷ đồng, tăng 26%.

Đáng chú ý, công ty phát sinh khoản thu nhập khác lên tới 306 tỷ đồng đến từ việc chuyển nhượng lại quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng gắn liền với đất.

Khấu trừ các chi phí khác, Cao su Sao Vàng ghi nhận lãi ròng gần 114 tỷ đồng, gấp hơn 18 lần cùng kỳ, đồng thời là quý lãi kỷ lục kể từ khi được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Lũy kế sáu tháng đầu năm, doanh thu bán hàng của Cao su Sao Vàng đạt 517 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Công ty thu về 117,2 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 11,5 lần so với cùng kỳ.

Kết quả này đã vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế, nhưng chỉ hoàn thành hơn 25% mục tiêu doanh thu.

Nhờ khoản lợi nhuận đột biến, tình hình tài chính công ty cũng được cải thiện đáng kể.

Tới cuối quý II/2024, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm phần lớn tài sản ngắn hạn, đạt 258 tỷ đồng, giảm 30% so với đầu năm. Nợ phải trả cũng giảm từ con số 903 tỷ đồng đầu năm xuống còn 617 tỷ đồng.

Thành viên khác trong “nhà Vinachem” là Công ty CP Cao su Đà Nẵng nổi bật với các dòng lốp xe máy, ô tô hưởng lợi lớn từ việc tăng trưởng xuất khẩu.

Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.364 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là hàng xuất khẩu chiếm gần 70%, đem lại lợi nhuận sau thuế tăng 52% trong quý II/2024.

Công ty giải trình mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực chủ yếu nhờ chính sách bán hàng được đẩy mạnh, đồng thời hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá từ đầu năm đối với hoạt động xuất khẩu.

Theo báo cáo, chi phí bán hàng trong kỳ tăng mạnh 156% lên 159 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay lại được tiết giảm 28% chỉ còn hơn 4 tỷ đồng.

Lũy kế sáu tháng, Cao su Đà Nẵng ghi nhận tổng doanh thu đạt 2.337 tỷ đồng và lãi ròng gần 127 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 67% so với cùng kỳ. Qua đó, cùng hoàn thành 45% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Công ty con với thế mạnh về các sản phẩm lốp ô tô tải nặng và lốp đặc chủng của Vinachem là Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam cũng mới ghi nhận lãi ròng tăng 75% trong quý II/2024 và tăng 110% trong sáu tháng đầu năm, đạt lần lượt 21 tỷ đồng và 41 tỷ đồng.

Doanh thu thuần của công ty giảm nhẹ trong quý II xuống còn 1.333 tỷ đồng nhưng giá vốn giảm hơn 10% cùng doanh thu tài chính tăng đột biến lên hơn 40 tỷ đồng đã giúp công ty duy trì mức lãi ròng trên 20 tỷ đồng.

Khoản thu tài chính chủ yếu đến từ mức lãi gần 15,5 tỷ đồng nhờ số tiền gửi ngân hàng tăng 14 lần so với thời điểm đầu năm, đạt 329 tỷ đồng.

Không chỉ các thành viên của Vinachem, các ông lớn khác trong ngành như Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty CP Cao su Đồng Phú hay Công ty CP Cao su Bến Thành, cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận.

Theo hãng nghiên cứu thị trường VIRAC, sau giai đoạn cân bằng cung cầu nửa cuối những năm 2010-2020, thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên đã trở lại vào năm 2023.

Dự kiến, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài trong hai năm tới khi thị trường toàn cầu gặp khó khăn. Mức thiếu hụt có thể lên tới 600 - 800 nghìn tấn mỗi năm.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường cao su bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu và các căng thẳng địa chính trị, trong khi nhu cầu của Trung Quốc chậm lại.

Tuy nhiên, giá cao su vẫn tăng đáng kể do nguồn cung khan hiếm bởi các yếu tố mùa vụ.

Giá mủ cao su trên thế giới phục hồi là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khai thác “vàng trắng”, mở ra triển vọng tăng trưởng xuất khẩu cho ngành cao su Việt Nam.

Thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Giá cao su được dự báo sẽ ở mức cao bởi nhu cầu phục vụ ngành sản xuất săm lốp phục hồi trong khi sản lượng tại Thái Lan và Indonesia dự báo giảm do chuyển giao thời tiết giữa El Nino và La Nina.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
BRC
Thị trường đóng cửa
CSM
Thị trường đóng cửa
DPR
Thị trường đóng cửa
DRC
Thị trường đóng cửa
GVR
Thị trường đóng cửa
SRC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn