Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Đầu tư công sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2025?
Chuyên mục:

Thị trường

Nhà đầu tư | 5/4 17:28
Google news

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngày 3/4, Mỹ chính thức công bố áp dụng chính sách thuế quan diện rộng nhắm vào nhiều nhóm hàng hoá và đối tác thương mại chủ chốt. Là một nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp từ động thái này.

Thách thức lớn đối với nền kinh tế

Chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump không khác gì một “cú sốc” giáng thẳng vào nền kinh tế toàn cầu, khiến các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq… đồng loạt lao dốc. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index cùng hàng loạt mã cổ phiếu cũng giảm sâu, cho thấy tâm lý lo ngại của nhà đầu tư khi mà Mỹ áp đặt mức thuế đối ứng (retaliatory tariff) lên tới 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, dự kiến có hiệu lực ngay từ 9/4.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong nhiều năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Riêng trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 119,5 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, mức thuế 46% áp dụng cho Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam có 5 nhóm 

 ngành chính (chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2024) sẽ bị tác động mạnh nhất trong đợt áp thuế này, bao gồm: Điện tử (các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu); Dệt may, da giầy (chiếm 21,9%); Gỗ và sản phẩm từ gỗ (chiếm 7,6%); Nông - thủy - hải sản (chiếm 3,5%); Thép và nhôm (chiếm 2,7%).

Không chỉ tác động tiêu cực tới các ngành hàng xuất khẩu, mà chính sách thuế mới của Mỹ còn ảnh hưởng lớn tới chiến lược thu hút và duy trì đầu tư FDI. Mức thuế đối ứng cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu, một số doanh nghiệp FDI có thể chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Dòng vốn FDI giảm sẽ gây tác động dây chuyền khiến bất động sản công nghiệp và thương mại bị chững lại do thiếu nhu cầu từ các tập đoàn nước ngoài.

Củng cố nội lực bằng đầu tư công

Trong bối cảnh xuất khẩu và thu hút FDI có thể chững lại, thậm chí sụt giảm vì chính sách thuế mới của Mỹ, mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025 mà Chính phủ đặt ra thực sự là một thách thức. Để đối phó với áp lực từ bên ngoài và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam cần một “cú hích” đủ mạnh từ nội lực, đồng thời tìm kiếm các giải pháp hạn chế thâm hụt kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, việc đẩy mạnh đầu tư công được xem là giải pháp hữu hiệu và khả thi nhất để kích thích kinh tế trong nước, bù dắp cho khối ngành hàng sản xuất xuất khẩu từ đó duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách thuế quan mới.

Khi dòng vốn đầu tư công được đẩy mạnh, nhóm ngành xây dựng hạ tầng giao thông sẽ là đối tượng hưởng lợi rõ rệt nhất và được dự báo sẽ tiếp tục khẳng định vị thế “đầu tàu” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi trên thực tế, chính sách thuế của Mỹ nhắm đến danh mục hàng hóa nhằm bảo hộ nền công nghiệp sản xuất của Mỹ như may mặc, linh kiện điện tử, thép,... và không ảnh hưởng nhiều đến nhóm ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông.

Các dự án đầu tư công với kỳ vọng với kỳ vọng bù đắp cho xuất khẩu. Ảnh minh họa sân bay Long Thành giai đoạn 1:  PV

Để phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Chính phủ và các địa phương đã có sự chuẩn bị tương đối tốt về quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sỏi). Nhờ đó, nguồn cung được đảm bảo, gần như không phụ thuộc vào nhập khẩu và tiết kiệm chi phí trong bối cảnh thương mại quốc tế bất ổn.

Hơn nữa, các mặt hàng chủ lực phục vụ xây dựng như sắt thép, xi măng và gạch men… phần lớn được sản xuất trong nước. Nguồn cung nội địa hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu từ các dự án đầu tư công. Nhờ đó, các dự án hạ tầng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả và nguồn cung thế giới, đồng thời tạo ra cơ hội tiêu thụ lượng hàng có thể tồn kho do xuất khẩu gặp khó.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công không chỉ thúc đẩy ngành xây dựng mà còn thu hút lượng lớn lao động, góp phần giải quyết bài toán việc làm và kích thích tiêu dùng trong nước - một yếu tố quan trọng để bù đắp cho sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu.

Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm ngành xây dựng hạ tầng giao thông trong ngắn hạn là rất tích cực. Trong đó, nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng lớn trong lĩnh vực hạ tầng, xây dựng giao thông như HHV (CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả), VCG (Vinaconex), C4G (Cienco4) và FCN (Fecon)… nổi lên như những ứng viên “sáng giá” trên thị trường nhờ đón đầu dòng vốn đầu tư công gia tăng. Trên thực tế, các công ty này hiện cũng đang được đánh giá cao nhờ giành được nhiều gói thầu lớn và sở hữu backlog dồi dào, bảo đảm nguồn doanh thu cho các năm tới.

Nổi trội như HHV, tính đến cuối năm 2024, giá trị backlog đạt hơn 2.500 tỷ đồng, cao gấp gần 2,5 lần doanh thu của mảng xây lắp trong năm. Ngoài ra, với chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, dư địa mảng xây lắp trong giai đoạn tới của doanh nghiệp là rất lớn.

Nếu tận dụng tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, đây sẽ là bước chạy đà quan trọng để các doanh nghiệp nêu trên bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Đình Duy-Link gốc

Thị trường đóng cửa
C4G
Thị trường đóng cửa
FCN
Thị trường đóng cửa
HHV
Thị trường đóng cửa
VCG
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THÔNG TIN CƠ BẢN
Mã SICC4G
Mã ngành ICB2357
Năm thành lập27/12/1962
Vốn điều lệ3573.0 tỷ
Số lượng nhân sự480
THÔNG TIN NIÊM YẾT
Ngày niêm yết10/12/2018
Nơi niêm yếtUPCOM
Giá chào sàn (VNĐ)14,000
Ngày phát hành cuối18/09/2023
KL đang niêm yết357,300,754
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/dau-tu-cong-se-la-dong-luc-chinh-cho-tang-truong-kinh-te-2025/31669000
Tin xem nhiều
1
Quyết định ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày của Hoa Kỳ là bước đi tích cực
2
Giá xăng dầu giảm sâu, Petrolimex ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng
3
TPB: Lợi nhuận 2 tháng đầu năm của TPBank đạt gần 1.430 tỷ đồng
4
VSC: “Cài số lùi”
5
Chứng khoán toàn cầu phục hồi nhờ quyết định hoãn thuế của ông Trump
6
Doanh nghiệp 'miễn nhiễm' với thuế Mỹ
7
SHS: Chủ tịch SHS tuyên bố không chạy theo tăng vốn bằng mọi giá
8
Vì sao thanh khoản VN-Index 'teo tóp' dù hàng trăm cổ phiếu tăng trần?
9
HPG: Tỷ phú Trần Đình Long chuẩn bị lắp dây chuyền làm thép đường ray, tanh lốp ô tô... công suất 500.000 tấn/năm
10
Thị trường "tắt" thanh khoản, tự doanh CTCK bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên 10/4