Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cơn 'điên' cổ phiếu khoáng sản
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Nhà đầu tư | 09:32
Google news

Nhiều cổ phiếu khoáng sản tăng giá tính bằng lần trong vài tháng qua. Nhà đầu tư cần tránh FOMO và thận trọng khi đưa ra quyết định mua bán với nhóm cổ phiếu tăng rất nóng này.

Cổ phiếu khoáng sản tăng rất nóng thời gian qua. Ảnh minh họa: Internet

Phiên giao dịch ngày 14/2, hàng loạt cổ phiếu khoáng sản khoe “sắc tím” như KSV tăng 10% lên 282.000 đồng/cp, BKC tăng 10% lên 52.900 đồng/cp, MSR tăng hết biên độ gần 15% lên 19.700 đồng/cp, BMC tăng 7% lên 29.150 đồng/cp. Nhiều cổ phiếu khác như MIC, MTA, FCM, YBM cũng tím trần.

Nguồn: VND

Nhìn lại, không chỉ phiên ngày 14/2, từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, các cổ phiếu khoáng sản đã bắt đầu tăng mạnh. Như cổ phiếu BMC của Công ty Khoáng sản Bình Định lình xình quanh vùng 20.000 – 22.000 đồng/cp thì từ phiên 3/2 bắt đầu bật tăng lên 29.150 đồng/cp, trong đó có 4 phiên tăng trần.

Mã chứng khoán HGM của Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang tăng hơn 150.000 đồng/cp từ vùng 200.000 đồng/cp lên 381.100 đồng/cp chỉ trong vòng gần nửa tháng qua, trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên sàn HNX. Riêng phiên ngày 14/2, HGM điều chỉnh gần 6% xuống 358.400 đồng/cp, nhường vị trí thị giá lớn nhất cho WCS (365.200 đồng/cp).

Tương tự, MSR của Công ty Masan High-Tech Materials gần gấp đôi tình từ phiên giao dịch đầu tiên năm Ất Tỵ, giá từ 10.800 đồng/cp lên 19.700 đồng/cp với 4 phiên tăng trần (15%).

Ấn tượng nhất phải kể đến cổ phiếu của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn (mã: BKC). Chứng khoán này đã có 14 phiên tăng giá liên tiếp, trong đó 13 phiên tăng trần và 1 phiên tăng 8,6%, thị giá chạy một mạch từ 14.400 đồng/cp lên 52.900 đồng/cp, gấp 3,67 lần. Chạy sớm nhất trong nhóm khoáng sản, cổ phiếu Tổng công ty Khoáng sản TKV – Vimico (mã: KSV) gấp 6 lần từ 47.000 đồng/cp lên 282.000 đồng/cp tính từ cuối tháng 11 đến nay.

Cổ phiếu khoáng sản tăng mạnh lên trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng diễn ra mạnh hơn sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Ngày 3/12/2024, Bộ Thương mại Trung Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số kim loại như gali, germani, antimon… những nguyên liệu quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn, năng lượng tái tạo và thiết bị quân sự sang Mỹ. Quyết định này nhằm đáp trả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ áp đặt lên Bắc Kinh hôm 2/12/2024 (lần thứ 3 trong năm).

Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư gần đây, ông Lê Bá Nam – Giám đốc Chiến lược và Phát triển của Masan Group (mã: MSN) đánh giá động thái của Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực đến MSR và đang chờ đợi các tác động lên giá cả.

Kết quả kinh doanh ra sao?

Dù vậy, phải nhìn nhận, nhà đầu tư dường như đang trong cơn say với mức tăng giá rất “nóng” của cổ phiếu có cụm từ “khoáng sản” trong tên gọi bất chấp kết quả kinh doanh ra sao. Theo thống kê của nhadautu.vn, nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khởi sắc nhờ giá kim loại tăng nhưng cũng có đơn vị giảm lãi hay thậm chí thua lỗ nặng nề.

Vimico (mã: KSV) báo cáo kết quả kinh doanh rất khởi sắc, lợi nhuận lập kỷ lục. Cụ thể, doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 13.251 tỷ đồng, tăng 11,3%; lợi nhuận sau thuế gấp 6,2 lần lên 1.171 tỷ đồng.

Vimico lý giải, nguyên nhân doanh thu tăng do giá bán bình quân các sản phẩm chính trong năm 2024 đều tăng. Như giá bán đồng tấm tăng 32 triệu đồng/tấn lên 230 triệu đồng/tấn, vàng tăng 449 triệu đồng/kg lên 1.797 triệu đồng/kg, bạc tăng 4 triệu đồng/kg lên 17,9 triệu đồng/kg, tinh quặng Manhetit tăng 0,5 triệu đồng/tấn lên 1,6 triệu đồng/tấn.

Trong năm 2024, các kim loại như vàng, bạc, đồng đều đã tăng giá 12% - 20%, củng cố cho kết quả kinh doanh của Vimico. Với năm 2025, tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu trên 12.600 tỷ đồng và lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng. Dù các chỉ tiêu năm nay không bằng thực hiện 2024 nhưng đều là các mức cao vượt trội trong lịch sử hoạt động.

Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (mã: HGM) trong năm qua ghi nhận doanh thu gần gấp đôi lên 370 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gấp 3,4 lần lên 185 tỷ đồng. Sản phẩm công ty chủ yếu là Antimon kim loại. Doanh nghiệp cho biết trong quý cuối năm, sản lượng tăng 28,4% và giá bán tăng đến 221,4% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty Khoáng sản Bắc Kạn (mã: BKC) – vận hành nhà máy luyện chì ở Bắc Kạn báo lãi gấp hơn 10 lần năm trước lên 54 tỷ đồng, mức đột biến trong gần 20 năm qua. Riêng quý IV đóng góp 30 tỷ đồng. Công ty lý giải nhờ sự tăng trưởng ổn định từ thị trường tinh quặng kẽm và đơn vị tiếp tục bán tinh quặng kẽm tồn kho.

Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (mã MTA) thông báo có lãi lại 36,8 tỷ đồng sau 3 năm thua lỗ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cho biết kết quả này đến từ các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp (Công ty Chăn muôn Mitraco và Công ty Phát triển Nông lâm Hà Tĩnh), giá bán sản phẩm thịt heo năm 2024 tăng so với 2023. Trong khi các đơn vị khoáng sản, dịch vụ không biến động nhiều.

Ngược lại, Công ty Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (mã: YBM) và Công ty Khoáng sản Bình Định (mã: BCM) không có điểm nhấn khi lợi nhuận đi ngang ở mức lần lượt 13,4 tỷ và 25,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần Khoáng sản FECON (mã: FCM) giảm lãi mạnh từ 17 tỷ về 1,5 tỷ đồng.

Hay thậm chí, Masan High-Tech Materianls (mã: MSR) lỗ tiếp gần 1.600 tỷ đồng trong năm 2024, mức lỗ có giảm dần theo quý. Tổng lỗ 2 năm qua là hơn 3.200 tỷ đồng.

Tường Như-Link gốc

Thị trường đóng cửa
BCM
Thị trường đóng cửa
BKC
Thị trường đóng cửa
BMC
Thị trường đóng cửa
FCM
Thị trường đóng cửa
HGM
Thị trường đóng cửa
KSV
Thị trường đóng cửa
MSN
Thị trường đóng cửa
MSR
Thị trường đóng cửa
WCS
Thị trường đóng cửa
YBM
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục