Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
4 ông lớn ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank có nợ xấu 86 nghìn tỷ đồng
Chuyên mục:

Tài chính

Tài chính doanh nghiệp | 09:43
Google news

Năm 2023, 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank có tổng nợ xấu cho vay năm 2023 là 86.000 tỷ đồng, tăng 10,52% so với năm 2022, tỷ lệ nợ xấu năm 2023 là 1,29%.

Theo báo cáo của Chính phủ, hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước đạt được tăng trưởng tích cực, các chỉ tiêu an toàn vốn vẫn được đảm bảo, huy động vốn tăng nhanh.

Cụ thể, đến cuối năm 2023, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (tổng nguồn vốn) của khối NHTM mhà nước đạt 8.218.023 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cuối năm 2022.

Số tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đạt 173.201 tỷ đồng, giảm 28,3% so với cuối năm 2022. Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác đạt 1.111.458 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm 2022.

Đến cuối năm 2023, tổng dư nợ cho vay của 4 ngân hàng đạt 5.938.588 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2022. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu so với tổng dư nợ năm 2023 là 86.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so cuối năm 2022.

(Ảnh minh họa)

Về hoạt động đầu tư, tổng số dư các khoản chứng khoán kinh doanh đầu tư của khối ngân hàng thương mại nhà nước là 735.673 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cuối năm 2022.

Về nợ xấu cho vay, tổng nợ xấu cho vay năm 2023 là 86.000 tỷ đồng, tăng 10,52% so với năm 2022, tỷ lệ nợ xấu năm 2023 là 1,29% (năm 2022 là 1,32%).

Trong năm 2023, khối NHTM nhà nước tiếp tục chú trọng thực hiện quyết liệt các biện pháp để nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng một cách thực chất. Hoạt động thu hồi nợ và các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được kết quả tốt.

Về xử lý nợ xấu, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số nợ xấu của các NHTM nhà nước được xử lý trong năm 2023 thông qua các hình thức: Khách hàng trả nợ, bán phát mại tài sản, trích lập dự phòng...là 174.338 tỷ đồng, tăng 45,8% so cuối năm 2022; trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro là 50.641 tỷ đồng, giảm 19,1% so với cuối năm 2022.

Năm 2023, doanh thu 4 NHTM nhà nước đạt 662.987 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 119.682 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2022.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) thời điểm cuối năm 2023 (theo báo cáo hợp nhất) đạt 18,62%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) thời điểm cuối năm 2023 (theo báo cáo hợp nhất) đạt 1,17%.

Theo Chính phủ, các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật thuế hiện hành. Đến cuối năm 2023, các NHTM nhà nước đã nộp vào ngân sách nhà nước 37.238 tỷ đồng, trong đó: Agribank (12.282 tỷ đồng); BIDV (6.448 tỷ đồng); VCB (11.648 tỷ đồng) và Vietinbank (6.860 tỷ đồng).

Theo đánh giá của Chính phủ, vốn đầu tư nhà nước tiếp tục được bảo toàn và sinh lời. Vốn chủ sở hữu đạt 514.288 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cuối năm 2022, trong đó vốn điều lệ đạt 207.864 tỷ đồng, tăng 15,2% so cuối năm 2022; lợi nhuận chưa phân phối đạt 163.705 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cuối năm 2022.

Đến 31/12/2023, các khoản nợ phải thu (ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng) là 87.793 tỷ đồng, giảm 35.389 tỷ đồng so với năm 2022, trong đó: Vietinbank (41.454 tỷ đồng); BIDV (25.922 tỷ đồng); VCB (11.790 tỷ đồng); Agribank (8.293 tỷ đồng).

Đến 31/12/2023, các khoản nợ phải trả (không bao gồm lãi, phí phải trả) là 107.453 tỷ đồng. Các NHTM nhà nước luôn đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, không phát sinh nợ quá hạn. Trong đó: Agribank (17.333 tỷ đồng); BIDV (53.561 tỷ đồng); Vietinbank (22.137 tỷ đồng); VCB (23.835 tỷ đồng).

Huyền Châu-Link gốc

Thị trường đóng cửa
BID
Thị trường đóng cửa
CTG
Thị trường đóng cửa
VCB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục