Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cổ phiếu đầu ngành nhựa "vùn vụt" lên đỉnh lịch sử, đại gia Thái Lan "lãi đơn lãi kép"
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Nhịp sống thị trường | 22:59
Google news

Mức thị giá này đưa BMP trở thành top 4 cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn HoSE, vượt RAL (132.000 đồng/cp), xếp sau VCF, FPT, FRT.

Giữa lúc chỉ số chính “chật vật” trước mốc kháng cự mạnh, cổ phiếu BMP của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (mã: BMP) vừa có cú nhấn ga ngoạn mục trong phiên 21/10.

Thị giá BMP tăng mạnh gần 3,2% so với phiên trước tiến lên mốc 132.500 đồng/cp, qua đó thiết lập mức đỉnh lịch sử. Thậm chí, mức giá này đưa BMP lọt top 4 cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn HoSE, vượt RAL (132.000 đồng/cp), xếp sau VCF, FPT, FRT.

Nếu tính từ đầu năm 2024, BMP đã tăng hơn 35% thị giá, vốn hóa thị trường theo đó đạt hơn 10.800 tỷ đồng, củng cố vị trí số 1 trong ngành nhựa trên sàn chứng khoán.

Lãi quý 3/2024 tăng 39%, tiến sát đỉnh lợi nhuận

Đà tăng giá ấn tượng của cổ phiếu Nhựa Bình Minh đến sau thông tin kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 3/2024.

Theo đó, doanh thu thuần của BMP đạt 1.407 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và tăng 22% so với quý 2.

Bên cạnh việc doanh thu quý 3 năm ngoái thấp hơn mặt bằng quý (rơi xuống dưới 1.000 tỷ)  thì sự tăng trưởng của doanh thu quý 3 năm nay còn đến từ việc Nhựa Bình Minh thực hiện chương trình khuyến mại lớn.

Đáng chú ý, chương trình khuyến mại này tập trung vào chiết khấu thanh toán, dẫn đến chi phí tài chính là 71 tỷ đồng, tăng 180% so với cùng kỳ và tăng 119% so với quý 2.

Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức cao là 43% khi giá nhựa PVC đầu vào tiếp tục ở mức thấp. Trong quý 3/2024, giá hạt nhựa PVC trung bình tăng 2% so với quý trước nhưng giảm 6,4% so với cùng kỳ.

Kết quả, Nhựa Bình Minh báo lãi ròng 290 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, sát đỉnh lợi nhuận trong quý 2/2023 mà doanh nghiệp này đạt được.

Tuy kết quả quý 3 tăng trưởng tốt nhưng do con số 2 quý đầu năm thấp nên kết quả 9 tháng đầu năm, công ty đạt 3.563 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% và lợi nhuận ròng đạt 760 tỷ đồng, giảm 3%. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 9.282 đồng.

“Đại gia” Thái Lan mừng thầm

Có thể thấy rằng, cổ phiếu BMP tăng vọt, vui nhất đương nhiên là Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan khi “đại gia” này chi phối đến 55% vốn của Nhựa Bình Minh thông qua công ty con Nawaplastic. Tập đoàn này bắt đầu trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam từ đầu tháng 3/2012 và không ngừng mua gom.

Sau khi “ôm” trọn lô cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018, SCG đã chính thức thâu tóm thành công Nhựa Bình Minh. Tổng số tiền “đại gia” Thái Lan chi ra cho thương vụ này ước tính vào khoảng 2.800 tỷ đồng. Đến nay, khoản đầu tư này của SCG đã có giá trị thị trường lên đến 5.965 tỷ đồng, tương ứng khoản tạm lãi 3.165 tỷ đồng.

Không những thế, SCG còn “vớ bẫm” cổ tức từ Nhựa Bình Minh. Từ năm 2012 đến nay, chưa năm nào doanh nghiệp này quên chia cổ tức bằng tiền. 

Gần đây nhất, Nhựa Bình Minh đã chi 500 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2/2023 với tỷ lệ 61% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 6.100 đồng) hồi tháng 6/2024. The Nawaplastic Industries (Saraburi) - thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan "bỏ túi" khoảng 275 tỷ đồng.

Tính cả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, tỷ lệ 65% vào cuối năm ngoái, doanh nghiệp này đã thực hiện trả cổ tức 2023 với tỷ lệ lên tới 126%. Đây cũng là mức cổ tức kỷ lục trong một năm của Nhựa Bình Minh.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
BMP
Thị trường đóng cửa
FPT
Thị trường đóng cửa
FRT
Thị trường đóng cửa
RAL
Thị trường đóng cửa
SCG
Thị trường đóng cửa
VCF
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục