Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
THD: Lợi nhuận Thaiholdings suy giảm
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Nhà quản trị | 16:49
Google news

Sau khi thoái vốn khỏi Thaigroup, Thaiholdings đang nỗ lực giảm bớt áp lực nợ, tập trung vào các nguồn lực tài chính ổn định hơn.

Thaiholdings ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm xuống còn 519 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ, theo báo cáo kiểm toán bán niên vừa được công bố.

Dù doanh thu hoạt động cốt lõi sụt giảm mạnh, hoạt động tài chính công ty lại ghi nhận sự tăng trưởng khi đạt gần 40 tỷ đồng doanh thu, so với mức 10 triệu đồng cùng kỳ.

Ngược lại, khoản thu nhập khác giảm từ 109 tỷ xuống chỉ còn 440 triệu đồng do không còn ghi nhận phần tiền phạt và bồi thường hợp đồng.

Mặc dù lãi ròng giảm hơn 50% so với cùng kỳ và chỉ còn 47 tỷ đồng nhưng công ty cũng đã hoàn thành gần 70% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Được biết, trong năm 2023, thay vì tập trung mảng kinh doanh bất động sản cốt lõi, nguồn thu nhập từ việc bán cổ phần ở công ty liên kết và tiền bồi thường vi phạm hợp đồng cũng đã giúp Thaiholdings tránh khỏi kết quả kinh doanh thua lỗ.

Trong cơ cấu vốn vốn, nợ phải trả của Thaiholdings đã giảm mạnh hơn 50% so với đầu năm, chỉ còn 53 tỷ đồng và đa phần là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đang nỗ lực giảm bớt áp lực nợ, tập trung vào các nguồn lực tài chính ổn định hơn.

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của Thaiholdings đạt 4.330 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là các khoản phải thu ngắn hạn tăng đột biến lên mức 1.524 tỷ đồng, tăng gần 1.300 tỷ đồng so với cùng kỳ chủ yếu do công ty phải thu về từ các khoản cho vay ngắn hạn, tổng cộng lên đến 1.428 tỷ đồng.

Các khoản cho vay này đến từ các công ty như Công ty TNHH Đầu tư thương mại Sunrise, Công ty TNHH Thương mại đầu tư và dịch vụ Trường Tuệ, Công ty TNHH MTV Ngọc Khánh An, và các đối tác khác.

Ở chiều ngược lại, danh mục đầu tư tài chính dài hạn của Thaiholdings giảm 1/3 xuống còn 2.500 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu đến từ các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết.

Trong đó, Thaiholdings đang đầu tư vào Thaigroup (1.800 tỷ đồng), Công ty CP Du lịch Kim Liên (hơn 365 tỷ đồng) và Công ty CP Tôn Đản Hà Nội (hơn 414 tỷ đồng). Tuy nhiên, công ty hiện đang trích lập dự phòng gần 46 tỷ đồng cho các khoản đầu tư này.

Từ năm 2023, Thaiholdings đã bắt đầu thực hiện tái cấu trúc toàn tập đoàn theo định hướng cắt giảm dần các khoản đầu tư kém hiệu quả và tập trung vào các ngành nghề cốt lõi mang lại giá trị bền vững.

Trong lĩnh vực bất động sản cốt lõi, công ty tiếp tục triển khai các dự án hiện hữu đảm bảo yếu tố pháp lý, tuân thủ quy định của pháp luật, chi phí đầu tư ban đầu phù hợp, bao gồm Khu nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc; Khu phức hợp Kim Liên, đồng thời tiếp tục tìm kiếm và mua các dự án bất động sản tiềm năng.

Ngoài ra, các công tác như triển khai giám sát và định hướng phát triển toàn diện các hoạt động kinh doanh, tiếp tục thực hiện Đề án Tái cấu trúc giai đoạn 2, nâng cấp vị thế của công ty trong ngành tài chính và bất động sản.

Tái cấu trúc "hệ sinh thái"

Được thành lập năm 2011, Thaiholdings tiền thân có tên là Công ty Đầu tư phát triển Kinh Thành và từng là công ty con của Thaigroup.

Ngay sau thời điểm lên sàn, Thaiholdings đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng, vốn thu về sẽ dùng để mua cổ phần Thaigroup để trở thành công ty mẹ của Thaigroup.

Tuy nhiên mới đây, Thaiholdings đã thông qua việc thoái bớt vốn tại Thaigroup và không còn là công ty mẹ tại doanh nghiệp này hồi tháng 5.

Cụ thể, Thaiholdings đã hoàn thành chuyển nhượng 84 triệu cổ phần tại Tập đoàn Thaigroup dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn của công ty tại Thaigroup giảm từ 81,6% xuống còn 48% và không còn ghi nhận Thaigroup là công ty con.

Link gốc
 

Thị trường đóng cửa
THD
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục