Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Sử dụng RSI kết hợp vùng kháng cự hỗ trợ để xác nhận vùng đảo chiều
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 16:25
Google news

Các chỉ báo động lượng là một trong những công cụ của những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật dùng để đo lường sức mạnh và hướng đi của xu hướng thị trường.

Nhờ biết được sức mạnh đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc nên mua thêm (nếu xu hướng đang mạnh) hay bán ra bớt (xu hướng đang yếu dần).

Phương pháp kháng cự - hỗ trợ thì giúp cho chúng ta biết những vùng giá sẽ phản ứng (breakout hoặc quay đầu đảo chiều). Nếu có thể nhận ra trước những vùng khiến giá phải dừng lại, chúng ta có thể dễ dàng tránh được những sai lầm mua khi giá quay đầu giảm xuống hoặc bán khi giá tăng mạnh.

Từ ý tưởng của hai công cụ này, chúng ta sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành một chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc thậm chí là lướt sóng T+ một cách hiệu quả.

CÔNG CỤ CHỈ BÁO ĐỘNG LƯỢNG LÀ GÌ? CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?

Một số công cụ chỉ báo động lượng rất quen thuộc mà hầu như ai cũng biết như RSI, Stochastic Oscillator, MACD,...

Mỗi công cụ sẽ có một lợi thế và cách sử dụng riêng, trong bài viết này, tôi sẽ lấy RSI để kết hợp với vùng Cung - vùng Cầu nhằm xây dựng chiến lược tốt.

RSI vượt trội hơn những công cụ khác ở chỗ chúng ta có thể vẽ đường trendline, kháng cự, hỗ trợ trên đồ thị RSI, và trong một số trường hợp RSI có thể dự báo trước sự đảo chiều xu hướng bằng việc breakout trendline hoặc phân kỳ.

Sau đây sẽ là một số ví dụ về việc RSI có khả năng đi trước giá trong một số trường hợp:

Nếu so sánh tại thời điểm RSI breakout tăng lên thì giá lúc đó vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tăng lên mà vẫn còn nằm trong vùng đáy sideways. Mãi đến hơn chục cây nến sau thì giá mới xác nhận mô hình hai đỉnh, nhưng cũng đã muộn, giá chuẩn bị đảo chiều mất rồi.

SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIỮ RSI VÀ KHÁNG CỰ - HỖ TRỢ

Bây giờ, chúng ta sẽ kết hợp RSI và kháng cự - hỗ trợ để xem kết quả như thế nào nhé.

Đây là ví dụ về sự kết hợp RSI với vùng Cầu báo hiệu giá sắp đảo chiều tăng lên:

Có thể thấy rằng, sau khi giá điều chỉnh mạnh về MA200(một hỗ trợ rất mạnh) thì RSI bắt đầu phá khỏi trendline giảm. Và tư đó cổ phiếu quay lại xu hướng tăng giá.


Còn đây là ví dụ về sự kết hợp RSI với vùng Cung báo hiệu đảo chiều giảm của giá:

Đây một trong những kỹ thuật dự báo đảo chiều khá là hiệu quả với RSI. Do RSI cho tín hiệu khá là nhiễu, đặc biệt là với thông số càng nhỏ, do đó chúng ta cần phải có bộ lọc kháng cự - hỗ trợ để chắc chắn rằng giá đang gặp phải vùng cản rất mạnh và xác suất đảo chiều sẽ cao hơn.

Nhờ có kỹ thuật này, anh chị nhà đầu tưsẽ tránh được chuyện mua đỉnh, bán đáy đồng thời cũng tạo cơ hội tiềm năng để anh chị nhà đầu tưmua được những cổ phiếu tăng giá trong tương lai.

Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp sử dụng công cụ kinh điển RSI và cùng Cung -Cầu. anh chị nhà đầu tưlike và share nếu thấy hữu ích nhé.

Tóm gọn như này, phân tích nhiều hay ít thì quan trọng là ứng xử với thông tin đó thế nào. Tôi không nghĩ nhiều nhà đầu tư sẽ đủ bình tĩnh, bản lĩnh để mở ra xem RSI đang 2 đáy hay 3 đáy khi mà cổ phiếu mình ôm rớt từ đỉnh về MA200 (hay một hỗ trợ mạnh nào đó). Nói đi nói lại thì chứng khoán vẫn là cuộc chơi tâm lý, kinh nghiệm - trải nghiệm có nhiều đến đâu 1 phút lung lạc vẫn nhận trái đắng.

Cảm ơn nhà đầu tư đã đọc.

Theo dõi lại các bài viết của tôi TẠI ĐÂY

Thị trường đóng cửa
HNX30
Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VN30
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn