Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
SMC: Khó khăn “bủa vây” SMC
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp | 22:52
Google news

Liên tục kinh doanh thua lỗ và nợ xấu lớn khiến Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Với đặc thù phụ thuộc nhiều vào thị trường xây dựng, SMC không chỉ chứng kiến hoạt động kinh doanh chững lại, mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khoản nợ xấu hơn 1.000 tỷ đồng từ các công ty bất động sản và xây dựng, đặc biệt ở Novaland.

Liên tục thua lỗ

Báo cáo tài chính quý 3/2024 của SMC cho thấy, doanh thu thuần trong quý chỉ đạt 2.276 tỷ đồng, giảm mạnh 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù lợi nhuận gộp có cải thiện, nhưng gánh nặng chi phí tài chính vẫn đè nặng lên doanh nghiệp này. Riêng chi phí lãi vay của SMC đã lên tới gần 52 tỷ đồng. Kết quả, SMC ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 82 tỷ đồng trong quý 3, đánh dấu quý lỗ thứ 7 trong 9 quý vừa qua.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của SMC giảm gần 36% xuống còn 6.747 tỷ đồng. Tuy vậy, công ty vẫn lãi ròng 6,8 tỷ đồng, nhờ các khoản thu nhập ngoài ngành kinh doanh chính.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của SMC vẫn gặp nhiều khó khăn, mảng thương mại thép tiếp tục chịu ảnh hưởng khi thị trường bất động sản (BĐS) còn ảm đạm. Trước đây, SMC tập trung vào thép phục vụ công trình, nhưng hiện tại đã chuyển sang mảng dân dụng, vì thế chịu ảnh hưởng rất nhiều khi thị trường BĐS dân cư gặp khó khăn.

Bán tài sản để tồn tại
Cùng với thị trường BĐS và xây dựng vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chậm, SMC đang xoay xở bán tài sản để duy trì hoạt động. Ngày 2/10 vừa qua, HĐQT SMC ban hành nghị quyết chuyển quyền chủ nợ đối với khoản nợ phải thu của SMC tại Công ty Cổ phần Beton 6 với tổng giá trị 12,6 tỷ đồng (bao gồm cả lãi chậm thanh toán hoặc các khoản phí phạt khác).

Trong tháng 9/2024, SMC thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng. Công ty cho biết, giá chuyển nhượng dự kiến hơn 96 tỷ đồng. Tiếp đó, tháng 4/2024, SMC thông qua chuyển nhượng toà nhà văn phòng tại địa chỉ 681 Điện Biên Phủ TP.HCM với diện tích 329,5 m2, giá chuyển nhượng 170 tỷ đồng. Ngoài ra, SMC còn thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại SMC Tân Tạo 2 – Khu công nghiệp Tân Tạo với diện tích 9.096 m2, giá chuyển nhượng dự kiến 126 tỷ đồng…

Chật vật tìm lối thoát

Tình hình tài chính của SMC là điều đáng lo ngại. Hiện nay, doanh nghiệp này đã phát sinh nhiều khoản nợ phải thu khó đòi và đã trích lập dự phòng lớn. Điều này đã “ăn mòn” đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp này. Nếu tiếp tục chưa xử lý được các khoản nợ xấu (gần 1.300 tỷ đồng với 98% là nợ ngắn hạn), SMC có thể phải trích lập dự phòng thêm gần 300 tỷ đồng trong năm 2024. Nếu SMC phải trích lập khoản dự phòng này, lợi nhuận của công ty dự kiến sẽ tiếp tục ở mức âm trong quý IV/2024.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả của SMC hơn 4.300 tỷ đồng đến cuối quý III/2024, gấp gần 5 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này. Ngoài ra, SMC còn phải gánh chịu chi phí lãi vay từ các khoản vay nợ để tài trợ cho nợ xấu, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024, Ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ phấn đấu xử lý các khoản nợ xấu (đặc biệt là nợ xấu với nhóm Novaland) trong năm nay. Hiện nay, các phương án xử lý nợ bao gồm cả thu bằng tiền, hoán đổi cổ phiếu, nhận tài sản để cấn trừ công nợ đang tích cực triển khai.

- 82 là khoản lỗ ròng quý 3/2024 của SMC, đánh dấu quý lỗ thứ 7 của SMC trong 9 quý vừa qua.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
SMC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục