Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Sầu riêng đầu vụ giá giảm mạnh, thu mua cầm chừng nhà vườn đối mặt với thua lỗ
Chuyên mục:

Hàng hóa

Tạp chí doanh nghiệp và kinh tế xanh | 27/4 14:30
Google news

Trái ngược với kỳ vọng về sự bứt phá của giá sầu riêng, ngay khi bước vào vụ thu hoạch trái cây vua ở Đồng bằng sông Cửu Long đã rớt giá mạnh. Có thời điểm giá sầu riêng tại vườn chỉ ở mức trên dưới 30 nghìn đồng/kg khiến nhà vườn có nguy cơ lỗ vốn, trong khi thương lái chỉ thu mua dè chừng.

Tại Tiền Giang, thời điểm này, nhà vườn bán trái sầu riêng giống Ri6 tại vườn chỉ ở mức trên dưới 30 nghìn đồng/kg, giống Mon thong giá từ 60-65 nghìn đồng/kg. (Ảnh VOV)

Tại Tiền Giang, thời điểm này, nhà vườn bán trái sầu riêng giống Ri6 tại vườn chỉ ở mức trên dưới 30 nghìn đồng/kg, giống Mon thong giá từ 60-65 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong 1 năm qua, do tình hình xuất khẩu chậm. Không chỉ giá giảm mà các doanh nghiệp thu mua trái sầu riêng rất hạn chế chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Theo nhà vườn với mức giá này, người trồng cây sầu riêng không có lãi, thậm chí thua lỗ. Đặc biệt tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhiều vườn cây sầu riêng bị suy kiệt, năng suất rất thấp.

Ông Mai Văn Quang, nhà vườn ở ấp Hội Trí, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy chia sẻ: “Giá hiện nay giống Ri 6 chỉ bán được 35 nghìn đồng/kg, giá này dân bị lỗ ít nhiều thôi, chứ không có ai lãi hết. Nguyên nhân do nguồn phân thuốc, công lao động đều lên giá hết. Dân mình cũng tiếp tục chăm sóc vườn, cây trồng chủ lực mà nên giá nào cũng đeo”.

Anh Nguyễn Văn Tâm, có 3ha trồng sầu riêng ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết, đáng lo hơn là hiện nay, thương lái chỉ mua cầm chừng và trả giá mua rất thấp. Trước tình trạng sầu riêng rớt giá mạnh, một số nhà vườn trồng sầu riêng ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang), Phong Điền (TP Cần Thơ) phải trực tiếp bày bán sầu riêng dọc tuyến lộ 61C (đường nối TP Cần Thơ và Hậu Giang).

Một vựa thu mua sầu riêng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Ảnh Ngọc Phúc)

Ông Minh Thái, thương lái lâu năm tại Tiền Giang, cho biết năm ngoái mỗi ngày gom tới 30 tấn sầu riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng từ tháng 3 năm nay, đơn hàng xuất khẩu đột ngột dừng lại, khiến ông chỉ còn thu mua khoảng 3-4 tấn Ri6 mỗi ngày cho các bạn hàng trong nước.

Không riêng gì ông Thái, nhiều thương lái ở miền Tây cũng tạm nghỉ vì sợ thua lỗ. Họ kể có khi đến tận vườn thương lượng giá, cắt trái, thuê nhân công và chở về kho nhưng đến nơi công ty thu mua lại siết chặt kiểm tra, từ mẫu mã đến dư lượng thuốc. Giá mua tại kho chỉ cao hơn giá tại vườn khoảng 10.000 đồng mỗi kg, khiến thương lái gần như không có lời.

Nguyên nhân chính khiến giá giảm mạnh là do Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam - siết chặt quy trình kiểm soát từ đầu năm.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-MT tỉnh Hậu Giang, thị trường sầu riêng đang đối mặt với một số thách thức đáng kể, đặc biệt liên quan đến chất lượng, giá cả và tiêu thụ. Giá sầu riêng đang có xu hướng giảm mạnh do các yếu tố như nguồn cung ngày càng lớn do nông dân mở rộng diện tích sản xuất, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ và thương lái thu trái chưa đạt độ chín, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự cạnh tranh từ các nước trồng sầu riêng lân cận. 

Đặc biệt là một số nước siết chặt kiểm soát chất lượng sầu riêng nhập khẩu. Ngành NN-MT khuyến cáo: Nông dân canh tác đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu, hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng tiếp cận thị trường khó tính nhằm mở rộng các thị trường trong thời gian tới. Đồng thời, đầu tư vào công nghệ và kỹ thuật canh tác tiên tiến để cải thiện chất lượng sầu riêng.

Thị trường sầu riêng đang đối mặt với một số thách thức đáng kể, đặc biệt liên quan đến chất lượng, giá cả và tiêu thụ. (Ảnh minh họa)

Hiện ĐBSCL có khoảng 35.000ha sầu riêng, trong đó, Tiền Giang có đến 24.000ha. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng tự phát trồng sầu riêng tiếp tục gia tăng ở một số địa phương. Việc mở rộng diện tích trồng sầu riêng không nằm trong quy hoạch, thiếu hệ thống đê bao, thủy lợi và giao thông phù hợp.

Tại các địa phương, nhà chức trách cũng khuyến khích nông dân chủ động kiểm nghiệm từ vườn trước khi thu hoạch. Việc đảm bảo an toàn từ gốc sẽ giúp giảm rủi ro trong khâu kiểm định cuối cùng.

Cục Bảo vệ Thực vật hiện đã chỉ đạo tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói. Những đơn vị không đáp ứng quy định về dư lượng thuốc, kim loại nặng hay truy xuất nguồn gốc sẽ bị dừng mã số xuất khẩu - điều kiện tiên quyết để giữ chỗ đứng cho trái cây Việt trên thị trường quốc tế./.

Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/sau-rieng-dau-vu-gia-giam-manh-thu-mua-cam-chung-nha-vuon-doi-mat-voi-thua-lo/32147149
Cùng chuyên mục