Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Sai phạm Apatit Lào Cai: Ai đề xuất giao đất của Bộ cho doanh nghiệp?
Chuyên mục:

Kinh tế

Người đưa tin | 2/4 07:41
Google news

Biết rõ phần đất có quặng Apatit đã được Bộ Công thương phê duyệt, nhưng Mai Đình Định, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai vẫn đề xuất giao cho doanh nghiệp.

Ai là người nêu đề xuất?

Liên quan đến vụ án khai thác trái phép quặng Apatit ở Lào Cai, cáo trạng bổ sung mới được VKSND tỉnh này công bố cho thấy vai trò cụ thể của nhiều lãnh đạo ở một số Sở của tỉnh. Nổi bật trong đó có Mai Đình Định - Phó Giám đốc và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

Theo cáo trạng, ông Định được phân công trực tiếp phụ trách công tác quản lý Tài nguyên Khoáng sản, Địa chất. Ông Định biết rõ khu vực diện tích 37.700m2 thực hiện dự án nhà hàng, khách sạn của Công ty Lilama (tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, Tp. Lào Cai, nằm trên diện tích Khai trường 18 thuộc quy hoạch quặng Apatit đã được Bộ Công Thương phê duyệt).

Tuy nhiên, ông Định vẫn ký Văn bản số 385/BC-TNMT đề xuất UBND tỉnh Lào Cai tạm giao cho Công ty Apatit Việt Nam tổ chức bảo vệ quặng Apatit trong phạm vi 37.700m đồng thời tiến hành cải tạo mặt bằng khu mỏ.

Đáng chú ý trong đề xuất xũng nêu, quá trình cải tạo nếu khối lượng san gạt có khoáng sản thì đề nghị UBND tỉnh cho phép công ty thu hồi và vận chuyển để quản lý sử dụng theo quy định.

Bị can Mai Đình Định (ảnh trái) và cựu Giám đốc sở Công thương Lê Ngọc Hưng.

Ngày 13/11/2012, ông Định chủ trì phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh Lào Cai họp về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư của Công ty Lilama.

Tiếp đó, ông này ký văn bản báo cáo về kết quả cuộc họp liên ngành tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh vị trí cấp diện tích 37.700m2 cho Công ty Lilama thực hiện dự án nằm trùng vào thân quặng chính của Khai trường 18 nhiều hơn (có trên 22.600m2).

Điều đó dẫn đến ngày 11/4/2012, bị can Nguyễn Văn Vịnh (khi đó là Chủ tịch tỉnh) ký Văn bản số 839 chưa đúng dẫn đến doanh nghiệp có thể khai thác quặng trái phép.

Ngày 20/6/2014, ông Định cùng Lê Ngọc Hưng (khi đó là Giám đốc Sở Công Thương) ký biên bản về việc kiểm tra tại thực địa bãi tập kết quặng Apatit của Công ty Lilama và ký Văn bản đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét, cho phép Công ty Li La Ma liên hệ và cung cấp 30.000 tấn quặng Apatit cho các cơ sở chế biến khoáng sản trên địa bàn.

“Hành vi trên đã tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đã khai thác và tiêu thụ trái phép 974.088 tấn quặng apatit các loại trong phạm vi 37.700m2, có giá trị 289 tỷ đồng” – cáo trạng cáo buộc.

Chọn quặng tốt để bán

Theo cáo trạng, còn nổi lên vai trò của bị can Lê Ngọc Hưng - cựu Giám đốc Sở Công Thương. Với cương vị được giao, ông Hưng được phân công trực tiếp phụ trách về lĩnh vực Thương mại, Quản lý thị trường, Tài nguyên khoáng sản.

Theo cáo buộc, ngày 20/6/2014, ông Hưng ký biên bản kiểm tra xem xét đề nghị của Công ty Lilama có nội dung đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép công ty này liên hệ và cung cấp 30.000 tấn quặng Apatit cho các cơ sở chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Ba tháng sau, ông Hưng ký tiếp văn bản cho phép Công ty Lilama được chọn lọc phần quặng Apatit có hàm lượng cao trong tổng số 88.536 tấn quặng cho các nhà máy chế biến. Phần còn lại, được thống nhất bán cho Công ty Apatit Việt Nam.

Hành vi của bị can đã tạo điều kiện cho Công ty Lilama tiêu thụ trái phép trên 118 nghìn tấn quặng apatit các loại, giá trị trên lên tới 108 tỷ đồng (đã trừ thuế phí).

Hoạt động khai thác quặng Apatit của Công ty Lilama.

Trong số cán bộ, lãnh đạo vướng vào sai phạm tại Sở Công thương còn có Phan Văn Cương - Phó Giám đốc Sở.

Theo cáo trạng, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, ông Cương đã chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan tiến hành kiểm tra thực địa bãi tập kết quặng apatit của Công ty Lilama.

Sau đó, bị can đã ký văn bản báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét cho Công ty Lilama được chọn lọc phần quặng Apatit có hàm lượng cao trong khối lượng quặng đang tồn kho để bán cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Phần còn lại bán cho Công ty Apatit theo kế hoạch sản xuất của Công ty Apatit Việt Nam.

Hành vi trên đã tạo điều kiện cho Công ty Lilama tiêu thụ trái phép 88.536 tấn quặng apatit các loại có trị giá 80 tỷ đồng (đã trừ thuế phí).

Các bị bị can nêu trên đều bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đặng Ngọc Thủy

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/sai-pham-apatit-lao-cai-ai-de-xuat-giao-dat-cua-bo-cho-doanh-nghiep/24358523
Tin xem nhiều
1
Đại diện HOSE: Hệ thống KRX đã sẵn sàng mở cửa giao dịch vào ngày 5/5
2
Chứng khoán dự báo bùng nổ với KRX, nhà đầu tư làm gì để tránh "lỡ tàu"?
3
Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, đừng chờ nữa?
4
Sầu riêng của Đồng Nai vẫn bán được với giá tốt
5
‏Đừng nhìn vào thị trường chứng khoán, hãy nhìn vào các cảng biển‏
6
KBC: Báo lãi quý 1/2025 tăng gấp nhiều lần nhờ bất động sản khu công nghiệp
7
Ông Trump dọa vắng mặt thượng đỉnh NATO nếu châu Âu không tăng chi tiêu quốc phòng
8
Hàng loạt doanh nghiệp lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD
9
Nâng cao nhận thức của người dân về đầu tư tài chính
10
Ngày mai, KRX chính thức vận hành: Bước chuyển mình của chứng khoán Việt