Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
PPC: Khó khăn bủa vây, cổ đông lớn muốn thoái vốn
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

23:15
Google news

Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) đang đối mặt với những nghi ngờ từ đơn vị kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục sau khi vi phạm quy định về môi trường trong năm 2023.

Chờ quyết định từ cơ quan thẩm quyền

Tại báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024 của Nhiệt điện Phả Lại, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam đã đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh.

Đơn vị kiểm toán đã lưu ý người đọc về việc năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại chịu mức nộp phạt hành chính về vi phạm môi trường cùng với hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác cung ứng điện thay thế nguồn điện huy động từ PPC.

Nhiệt điện Phả Lại đã trải qua hai năm dòng tiền âm liên tiếp khi năm 2022 ghi nhận âm 1.077,6 tỷ đồng và năm 2023 ghi nhận âm thêm 303,06 tỷ đồng.

Theo đó, tại thời điểm lập báo cáo, Nhiệt điện Phả Lại đang thực hiện các biện pháp khắc phục và tiếp tục hoạt động sản xuất theo kế hoạch huy động nguồn điện cho năm 2024, khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án khắc phục vi phạm môi trường.

“Những điều kiện này cùng với các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh số 2 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại”, Kiểm toán Deloitte Việt Nam nhấn mạnh.

Trong năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại đã có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ trường như: thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền I. Ngoài ra, Công ty còn thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền II.

Những vi phạm này đã dẫn đến việc C05, Bộ Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nhiệt điện Phả Lại tổng mức tiền phạt hơn 3,92 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động của Công ty trong thời hạn 12 tháng.

Kinh doanh đi xuống

Các năm vừa qua, tình hình kinh doanh tại Nhiệt điện Phả Lại nhìn chung không mấy khả quan khi lợi nhuận trồi sụt thất thường. Từ năm 2020 đến năm 2023, riêng chỉ có năm 2022 ghi nhận tăng trưởng dương do mức nền ở năm 2021 đã nằm rất thấp, còn lại công ty này đều phải chứng kiến lợi nhuận đi lùi.

Lợi nhuận của Nhiệt điện Phả Lại các năm vừa qua. Biểu đồ: kinhtechungkhoan.vn

Bước sang năm 2024, kết quả kinh doanh của Nhiệt điện Phả Lại đã có phần tích cực hơn với doanh thu thuần đạt 4.465,3 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 251,2 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 25%.

Sở dĩ lãi ròng 6 tháng tăng do sản lượng điện thương phẩm tăng 77% và chi phí nguyên liệu trung bình giảm 5% so với cùng kỳ, bù đắp cho thành phần cố định của Phả Lại 1 giảm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, mặc dù lãi tăng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại lại ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 16,08 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 465,49 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng trong kỳ, dòng tiền đầu tư dương 312,07 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm tới 305,79 tỷ đồng.

Được biết, Nhiệt điện Phả Lại đã trải qua hai năm dòng tiền âm liên tiếp khi năm 2022 ghi nhận âm 1.077,6 tỷ đồng và năm 2023 ghi nhận âm thêm 303,06 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Nhiệt điện Phả Lại đạt 6.315 tỷ đồng, tăng 538 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 2.500 tỷ đồng. Dòng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của PPC giảm xuống còn hơn 13 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 17%, lên mức 2.323 tỷ đồng ( chủ yếu phải thu từ Công ty Mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 2.305 tỷ đồng ).

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của PPC cũng tăng gần 1.000 tỷ đồng, đạt 1.702 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là nợ phải trả ngắn hạn với các đối tác lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc – Bộ Quốc phòng, và Công ty CP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc. PPC cũng đã phải bỏ ra gần 390 tỷ đồng để trả cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông, tăng 3 lần so với cuối năm 2023. Hàng tồn kho tăng thêm 274 tỷ đồng, tức tăng 38% lên 983 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của PPC giữa năm nay có sự thay đổi khi giảm gần 400 tỷ đồng, tương ứng giảm còn 4.612 tỷ đồng. Trong đó, Công ty đã thực hiện việc trích Quỹ khen thưởng phúc lợi và Quỹ đầu tư phát triển từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2023 lần lượt là 47 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Ngoài ra, PPC cũng đã thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông khoảng 601 tỷ đồng cho đến ngày phát hành báo cáo này.

Cổ đông lớn liên tục muốn thoái vốn

Mới đây, từ ngày 17/7 đến ngày 14/8, Công ty TNHH Năng Lượng REE, công ty con của Công ty CP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) cũng đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC nhưng không thành công, do điều kiện thị trường không thuận lợi.

Ngay sau khi thoái vốn bất thành, Năng Lượng REE tiếp tục thông báo đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/8 đến ngày 24/9, theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, Năng Lượng REE sẽ giảm sở hữu tại PPC xuống còn 64,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 20,11%.

Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh PPC gặp nhiều bất lợi, Công ty TNHH Năng Lượng REE liên tục muốn bán ra cổ phiếu PPC để giảm sở hữu. Tổng cộng từ ngày 19/1 đến ngày 14/8, tổ chức này đã giảm sở hữu từ 23,5% về 20,74% vốn điều lệ tại PPC.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
PPC
Thị trường đóng cửa
REE
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn