Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
PMC: Cổ phiếu của Pharmedic đánh dấu kỷ lục mới về thị giá
Chuyên mục:

Thị trường

Thời báo kinh doanh | 14:36
Google news

Phiên sáng 4/12 chứng kiến sự “bứt tốc” của cổ phiếu PMC (CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic) sau chuỗi tăng giá ấn tượng. Với mức tăng trần lên 128.700 đồng, thị giá cổ phiếu PMC tiếp tục đánh dấu kỷ lục mới.

Được biết, ngày 13/12 tới sẽ là ngày Pharmedic chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền đợt 1 từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển hoàn nhập về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tỷ lệ thực hiện 55%/cp (1 cổ phiếu được nhận 5.500 đồng). Thời gian thực hiện vào 25/12/2024.

Không lâu sau đó, công ty cũng chốt ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức bổ sung đợt 2 vào ngày 19/2/2025, tỷ lệ 54% (1 cổ phiếu được nhận 5.400 đồng). Ngày thực hiện chi trả vào 28/2/2025.

Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức được chia là 109% (1 cổ phiếu được nhận 10.900 đồng), ước tính Pharmedic sẽ phải chi ra gần 102 tỷ đồng. Đây là toàn bộ số tiền hoàn nhập từ Quỹ đầu tư phát triển về lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, theo phương án được ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 thông qua hồi đầu tháng 11.

Công ty cũng lưu ý thêm, tỷ lệ cổ tức 109% trên không bao gồm cổ tức được chia từ nguồn lợi nhuận sau thuế của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 là 24% đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua ngày 20/4/2024.

Cổ phiếu PMC lập kỷ lục mới tại mức giá 128.700 đồng/cp.

Pharmedic trả cổ tức "khủng" mang lại niềm vui lớn cho cổ đông. Tính đến ngày 30/9/2024, cổ đông Nhà nước là Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 43,44%. Như vậy, Sapharco ước nhận về hơn 44 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức tới của Pharmedic (năm 2023, cổ đông lớn này đã nhận về hơn 54 tỷ đồng cổ tức).

Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) với sở hữu 14,6% vốn, ước thu về gần 15 tỷ đồng.

CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic tiền thân là Công ty Xuất Nhập Khẩu Trực dụng Y tế Pharimex được thành lập năm 1981, chuyên sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư y tế và các sản phẩm khác thuộc ngành y tế. Sản phẩm được phân phối trên toàn Việt Nam nhưng thị trường tiêu thụ chính là Tp.HCM. Ngày 9/10/2009, cổ phiếu PMC chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Trong những năm qua, Pharmedic là doanh nghiệp dược có truyền thống chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Giai đoạn 2010-2024, trừ năm 2011 chia cổ tức tỷ lệ dưới 20%, những năm còn lại, công ty đều duy trì tỷ lệ cổ tức trên 20%. Đặc biệt, năm 2023 và 2024, công ty còn chia thêm cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ khủng sau khi đã cân đối được nguồn tái đầu tư.

Những phiên gần đây, nhóm cổ phiếu dược phẩm gây chú ý khi hấp dẫn dòng tiền, giúp thị giá nhiều mã trong nhóm này tăng mạnh. Không chỉ PMC lập kỷ lục mới về thị giá, mà cổ phiếu DHT của Dược phẩm Hà Tây và cổ phiếu DBD của Bidiphar cũng đua nhau lập kỷ lục mới về giá. Trong đó, cổ phiếu DHT đã liên tiếp lập kỷ lục về giá trong 4 phiên giao dịch liên tiếp, giúp DHT trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong ngành, thậm chí nằm top cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán sau hơn nửa năm. Vốn hóa theo đó được kéo lên gần 8.934 tỷ đồng, vượt Imexpharm và Dược Việt Nam để xếp thứ 2 ngành dược tại Việt Nam, chỉ đứng sau Dược Hậu Giang (DHG).

Trong khi đó, cổ phiếu DBD của Bidiphar cũng liên tục thiết lập đỉnh giá mới cao nhất lịch sử niêm yết. Từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu này đã tăng hơn 30%.

Giới phân tích đánh giá cao việc đầu tư dài hạn vào nhóm cổ phiếu ngành dược bởi tiềm năng tăng trưởng tốt, tỷ lệ cổ tức duy trì ở mức cao.

Châu Anh-Link gốc

Thị trường đóng cửa
DBD
Thị trường đóng cửa
DHG
Thị trường đóng cửa
DHT
Thị trường đóng cửa
PMC
Thị trường đóng cửa
SHS
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục