Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Những dấu hiệu đáng lo ngại về đồng USD
Chuyên mục:

Thế giới

Báo Lao Động | 22:44
Google news

Đồng USD đang phát đi tín hiệu đáng lo ngại khi thay vì tăng giá trước tác động của thuế quan, đồng bạc xanh lại suy yếu.

Giá USD đang có xu hướng đi xuống. Ảnh: Xinhua

Việc đồng USD suy yếu vào ngày 4.3 theo giờ Mỹ khiến giới đầu tư đặt câu hỏi về vị thế của đồng bạc xanh trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Thông thường, khi Mỹ áp thuế lên đối tác thương mại, đồng USD có xu hướng mạnh lên do dòng vốn tìm đến tài sản an toàn. Tuy nhiên, đợt thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhắm vào Canada, Mexico và Trung Quốc, lại không thể kéo đồng bạc xanh đi lên như kỳ vọng.

Sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, đồng USD từng tăng mạnh nhờ kỳ vọng về chính sách thuế quan cứng rắn. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, diễn biến của USD đang đi ngược lại với xu hướng trước đây, làm dấy lên lo ngại trong giới tài chính - trang MarketWatch đưa tin.

Theo George Saravelos, Giám đốc nghiên cứu ngoại hối toàn cầu tại Deutsche Bank, điều đáng ngại nhất không phải là USD yếu đi, mà là dấu hiệu cho thấy nó có thể đang mất dần vị thế "tài sản trú ẩn an toàn" - một trụ cột quan trọng của đồng tiền này trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ chính sách thuế quan trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 4.3.2025. Ảnh: AFP

Những dấu hiệu đáng lo ngại khác có thể kể đến là mối quan hệ giữa USD và thị trường chứng khoán Mỹ đang lung lay, khi cả hai cùng suy yếu thay vì diễn biến ngược chiều như trước đây.

Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu đồng loạt trước cả các đồng tiền rủi ro cao và thấp, cho thấy sự mất cân bằng sâu hơn trong thị trường ngoại hối.

Ông Saravelos cảnh báo: "Có những thời điểm có thể bỏ qua phản ứng của thị trường, nhưng hôm nay thì không".

Bên cạnh lo ngại về vị thế của đồng bạc xanh, một số nguyên nhân khác cũng có thể góp phần khiến USD giảm giá như dòng vốn dịch chuyển khỏi thị trường Mỹ, chảy vào cổ phiếu châu Âu và Trung Quốc.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã vượt 4% GDP vào cuối năm ngoái - một dấu hiệu thường thấy trước khi USD chạm đỉnh giá trị.

Đồng euro hưởng lợi từ kỳ vọng gia tăng chi tiêu quốc phòng của châu Âu, đẩy lợi suất trái phiếu khu vực này lên cao hơn, thu hút dòng vốn.

Một tác động quan trọng của việc USD suy yếu là gia tăng áp lực lạm phát, đặc biệt khi thuế quan của ông Trump có thể đẩy giá hàng hóa nhập khẩu lên cao.

Trong phiên giao dịch ngày 4.3 theo giờ Mỹ, đồng USD mất giá so với đồng euro (0,84%), nhân dân tệ Trung Quốc (0,06%) và đô la Canada (0,06%), nhưng lại tăng so với đồng peso Mexico (0,42%).

Chỉ số USD Index, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với các đồng tiền lớn khác, giảm 0,5%, chạm mức 106 - thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, theo dữ liệu từ FactSet.

Lịch sử đã cho thấy, khi đồng USD suy yếu trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính sách thuế quan không mang lại hiệu quả mong muốn, thị trường tài chính toàn cầu có thể đối mặt với những biến động khó lường.

Nếu xu hướng này tiếp tục, không chỉ nhà đầu tư mà cả người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với hệ lụy từ đồng USD mất giá.

Tại Việt Nam, sáng sớm 5.3, tỷ giá USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.755 VND/USD, giảm 3 VND.

Khánh Minh-Link gốc

Thị trường đóng cửa
USD-VND
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục