Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán Việt
Chuyên mục:

Thị trường

Vietnam Daily | 15:41
Google news

Cổ phiếu công nghệ VNZ vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong top những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán Việt Nam với thị giá trên 520.000 đồng/cp.

Hiện tại, có khoảng 1.600 mã cổ phiếu đang niêm yết, giao dịch trên sàn HOSE, HNX và UPCOM. Tuy nhiên số lượng các cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng/cp rất ít, hầu hết thuộc nhóm phi tài chính.

Theo thống kê, trong 10 cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, UPCOM đóng góp với 6 đại diện, HOSE có 2 mã và HNX cũng góp mặt với 2 mã. Giá những cổ phiếu này đa số đều trên 200.000 đồng/cp.

10 cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán. 
 
Tại ngày 23/8, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG dừng ở 520.300 đồng/cp, là cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán.

Trước đó, cổ phiếu VNZ từng lập kỉ lục với mức giá 1.279.000 đồng/cp, vào ngày 25/8/2023, mức cao nhất từ khi cổ phiếu này giao dịch trên sàn và cũng là cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam có giá vượt 1 triệu đồng mỗi cổ phiếu.

VNG là công ty công nghệ, được thành lập năm 2004. Công ty chuyên phát hành và phân phối các loại game như Võ lâm truyền kỳ, Liên Minh Huyền Thoại,… Doanh nghiệp cũng đang là đơn vị vận hành ZaloPay, Zing,...

Góp mặt trong danh sách top 10 các cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn còn có IDP của CTCP Sữa Quốc tế (UPCOM). Tại ngày 23/8, cổ phiếu này dừng ở 270.000 đồng/cp.

Sữa Quốc tế bắt đầu thành lập nhà máy tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào năm 2004. Công ty đang sở hữu hai nhà máy, 1 ở Ba Vì và 1 ở Củ Chi với tổng công suất lên đến 300.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty đang xây dựng nhà máy thứ 3 tại Bàu Bàng (Bình Dương) dự kiến vận hành đầu năm 2025, qua đó đưa tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn sản phẩm/năm vào năm 2025.

Các sản phẩm của Sữa quốc tế IDP gồm sữa Kun, sữa chua Bavi, Lof, Malto.

Hiện tại cơ cấu cổ đông của Sữa Quốc tế gồm Công ty Blue Point (54%), VCSC (15%), Quỹ Daytona Investments (Singapore) (12,56%), Ủy viên HĐQT Đặng Phạm Minh Loan (4,73%), còn lại là các cổ đông khác.

Những năm gần đây, Sữa Quốc tế kinh doanh rất khởi sắc, với biên lãi gộp duy trì trên 40%, cao hơn cả ông lớn Vinamilk.

Các sản phẩm của Sữa Quốc tế. 

Cổ phiếu VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEAFC) có giá 228.800 đồng/cp chốt phiên 23/8, cũng là cổ phiếu trên UPCOM lọt top các cổ phiếu có thị giá cao nhất cả 3 sàn.

VEFAC là công ty con do Vingroup nắm hơn 83% vốn điều lệ, với ngành nghề chính là tổ chức các hội chợ triển lãm.

Những năm gần đây, hoạt động tài chính (bao gồm lãi từ cho vay, lãi tiền gửi,...) mới là nguồn thu chính, giúp VEFAC có lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm dù doanh thu thuần chỉ mang về vỏn vẹn vài tỷ đồng.

Chẳng hạn năm 2023, công ty này chỉ ghi nhận doanh thu đạt gần 9 tỷ đồng. Nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính lên tới 564 tỷ, công ty lãi sau thuế 435 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và cao nhất kể từ khi lên UPCOM (2015).

Một cổ phiếu cũng sàn UPCOM và lọt trong top danh sách này và đại diện cho nhóm bất động sản khu công nghiệp là CTCP KCN Nam Tân Uyên (Mã: NTC). Chốt phiên 23/8, cổ phiếu này dừng ở 201.800 đồng/cp.

CTCP KCN Nam Tân Uyên là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR), chuyên đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, nhà ở, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, bến bãi; thi công, xây dựng các công trình công nghiệp & dân dụng, công trình giao thông, cầu đường, công trình điện, công trình thuỷ lợi; xây dựng nhà máy xử lý nước thải….

Hiện tại, KCN Nam Tân Uyên đang đầu tư, quản lý và vận hành KCN Nam Tân Uyên 332 ha và KCN Nam Tân Uyên mở rộng 346 ha. Nam Tân Uyên cũng còn khoảng 340ha đất thương phẩm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư vào các dự án như KCN Bình Long, KCN Đức Hòa III, KCN Bắc Đồng Phú và các dự án ngoài ngành khác.

Ngoài các đại diện từ UPCOM, danh sách thống kê còn có sự góp mặt của CTCP Vinacafé Biên Hoà (Mã: VCF) và CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã: RAL) từ sàn HOSE. Trong khi đó, đại diện cho sàn HNX là CTCP Bến xe Miền Tây (Mã: WCS) và CTCP Xây dựng Điện VNECO4 (Mã: VE4).

Diễm Phương-Link gốc

Thị trường đóng cửa
GVR
Thị trường đóng cửa
IDP
Thị trường đóng cửa
NTC
Thị trường đóng cửa
RAL
Thị trường đóng cửa
VCF
Thị trường đóng cửa
VE4
Thị trường đóng cửa
VEF
Thị trường đóng cửa
VNG
Thị trường đóng cửa
VNZ
Thị trường đóng cửa
WCS
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục