Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Nhà đầu tư nào đứng sau dự án bến cảng hơn 14.200 tỷ đồng tại Quảng Trị ?
Chuyên mục:

Kinh tế

Nhà đầu tư | 18:22
Google news

Trong số những nhà đầu tư đang góp vốn vào MTIP thì SAM Holdings là cổ đông gây chú ý hơn cả khi đang sở hữu 36% cổ phần.

Dự án khu bến cảng Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng) do CTCP Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư được khởi công vào tháng 2/2020. Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng.

Dự án rộng 685 ha gồm 10 bến, được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (20108 – 2025), đầu tư 4 bến với tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2026 - 2031) đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng; và giai đoạn 3 (2032 - 2036) đầu tư 3 bến với tổng vốn đầu tư 4.308 tỷ đồng.

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, với tiến độ như hiện tại thì địa phương này sẽ đưa ít nhất 1 bến cảng cho tàu tải trọng 50.000DWT đi vào hoạt động vào năm 2025.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị vừa có phương án phê duyệt vị trí xử lý hơn 13 triệu m3 chất thải của giai đoạn 1 dự án xây dựng bến cảng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, tổng khối lượng sản phẩm nạo vét trong quá trình thi công bến cảng Mỹ Thủy giai đoạn 1 là 13,22 triệu m3.

Trong đó, hơn 988.000m3 cát trắng đủ tiêu chuẩn làm làm kính thuỷ tinh ốp lát phục vụ xây dựng và dùng trong lĩnh vực sản xuất khuôn đúc, còn lại 12,23 triệu m3 cát có thể làm vật liệu san lấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, phần cát trắng sẽ được tập kết tại khu vực có diện tích 25ha. Phần sản phẩm nạo vét có thể làm vật liệu san lấp sẽ được tập kết tại các khu vực trong phạm vi giai đoạn 1, 2, 3 của dự án.

Hiện tại, chủ đầu tư dự án đang tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm nạo vét và các vị trí bãi tập kết khác nằm ngoài dự án để đảm bảo tập kết không quá năm 2030, đồng thời quy mô, chiều cao các bãi tập kết trong Dự án cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

SAM Holdings có gì ?

CTCP Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) được thành lập vào tháng 1/2015 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Nam Việt góp 350 tỷ (70% cổ phần), Công ty TNHH Phát triển khoáng sản Duy Tân góp 125 tỷ (25% cổ phần), ông Trần Khánh Hưng góp 25 tỷ (5% cổ phần).

Đến năm 2017, công ty này giảm vốn điều lệ xuống còn 375 tỷ đồng do Công ty TNHH Phát triển khoáng sản Duy Tân không góp vốn theo cam kết.

Đến năm 2018, MTIP tăng vốn điều lệ lên đến 2.250 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Nam Việt góp 1.575 tỷ tương đương 70% vốn, bà Trần Mai Chi 15 tỷ đồng góp 0,666% cổ phần (bà Chi nhận lại 100.000 cổ phần từ ông Trần Khánh Hưng). Đến tháng 12/2023, ông Dương Viết Roãn đang là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của MTIP.

Năm 2022, cơ cấu cổ đông của MTIP có sự thay đổi lớn khi CTCP Sam Holdings (HoSE: SAM) mua lại cổ phần của doanh nghiệp này. Theo đó, HĐQT của Sam Holdings đã thông qua nghị quyết mua lại 36% vốn điều lệ của MTIP. Qua đó đưa MTIP thành công ty liên kết của SAM Holdings. Đến đầu năm 2023, SAM Holdings đã đầu tư vào MTIP tổng số tiền hơn 721 tỷ đồng, cuối năm 2023 con số này giảm xuống còn hơn 671 tỷ đồng, đến quý III/2024 còn 667 tỷ đồng.

Về SAM Holdings, công ty này tiền thân là nhà máy Vật liệu Bưu điện II được thành lập năm 1986, là đơn vị đầu tiên trong ngành bưu chính viễn thông và tại tỉnh Đồng Nai được cổ phần hóa vào năm 1998.

Ngày 2/6/2000 là ngày đánh dấu SAM Holdings chính thức trở thành một trong hai công ty đầu tiên niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán “SAM”, vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ đồng.

Từ lĩnh vực kinh doanh ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính viễn thông, đến nay SAM Holdings đang là một tập đoàn đa ngành như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng và nông nghiệp công nghệ cao.

SAM Holdings hiện có 5 đơn vị thành viên gồm: CTCP Dây và Cáp SACOM; CTCP Địa ốc Sacom; CTCP Sacom – Tuyền Lâm; Công ty TNHH Sacom Chíp Sáng; CTCP SAM Nông nghiệp công nghệ cao.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý III/2024, tổng giá trị tài sản đang ghi nhận ở mức hơn 6.700 tỷ đồng, hiện vốn chủ sở hữu của SAM đang ở mức hơn 4.600 tỷ đồng, nợ phải trả ở mức hơn 2.000 tỷ đồng.

Đến hết Quý III/2024, SAM ghi nhận hơn 918 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau khi trừ đi các khoản chi phí, lãi vay, SAM Holdings lãi ròng hơn 8,1 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bên kia bảng cân đối kế toán, 9 tháng đầu năm SAM Holdings đạt doanh thu 3.177 tỷ đồng, tăng mạnh 118% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 82,65 tỷ đồng, tăng 233,8%, vượt 102,8% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm đã đề ra trước đó.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
SAM
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục