Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
NẾU VIỆT NAM MÀ ĐÀM PHÁN THẤT BẠI THÌ AI CÒN DÁM ĐÀM PHÁN VỚI MỸ NỮA?
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 6/4 08:50
Google news

Hiện tại, điều Mỹ lo sợ nhất không phải là chiến tranh thương mại, mà là viễn cảnh các quốc gia không muốn đến Washington để đàm phán. Bởi nếu các nước bắt tay và “tự chơi với nhau” thì vị thế siêu cường số 1 của Mỹ sẽ lung lay thật sự.

I. ĐẦU TIÊN, VIỆT NAM CÓ LẼ LÀ NƯỚC THIỆN CHÍ NHẤT KHI ĐÀM PHÁN VỚI MỸ

Bởi 3 vấn đề cốt lõi mà Mỹ đưa ra thì chúng ta đều xử lý một cách rõ ràng:

- Vấn đề thặng dư thương mại cao:
thì Việt Nam đã chủ động ký các hợp đồng mua hàng hóa Mỹ trị giá 90,3 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại trong 2025 dự kiến sẽ giảm chỉ còn 33,7 tỷ USD – Đây là một sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam

- Vấn đề Việt Nam áp thuế hàng hóa Mỹ:

Mới đây, Tổng bí thư Tô Lâm đã gọi điện trực tiếp đề xuất giảm toàn bộ thuế nhập khẩu với Mỹ từ 9,3% về 0% - Một động thái thể hiện thiện chí rất cao của Việt Nam trong việc xoa dịu Mỹ

- Nỗi lo Việt Nam là “trung gian” cho Trung Quốc xuất sang Mỹ:
Về vấn đề này thì có lẽ 2 bên sẽ cần đàm phán thêm để xây dựng cơ chế giám sát rõ ràng, đảm bảo không để tình trạng hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam xuất sang Mỹ.

Ngoài ra cũng sẽ còn nhiều vấn đề khác như:

- Thủ tục kiểm định thực phẩm nhập từ Mỹ sang Việt Nam còn rườm rà

- Thời gian cấp phép thuốc nhập khẩu từ Mỹ còn kéo dài

→ Đây đều là những điểm có thể đàm phán thêm, không phải trở ngại lớn.

II. VAI TRÒ VIỆT NAM ĐANG NGÀY CÀNG QUAN TRỌNG

Chưa kể gần đây, căng thẳng Mỹ - Trung càng leo thang khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế trả đũa Mỹ 34% từ 10/4 càng khiến vai trò của Việt Nam trở nên quan trọng. Để hiểu tại sao hãy nhìn vào nhiệm kỳ Trump 1.0:

Thứ nhất, giai đoạn 2018-2019 khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang thì dòng vốn FDI đã ồ ạt đổ vào ASEAN – trong đó Việt Nam để đa dạng chuỗi cung ứng và hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thứ hai, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng gần gấp đôi, từ 38,3 tỷ USD (2017) lên 63 tỷ USD (2020), trong khi với Trung Quốc thì giảm từ 375 tỷ USD xuống 310 tỷ USD – điều này cho thấy Việt Nam Việt Nam đã nhanh chóng trở thành mắt xích thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng vào Mỹ.

Do đó với sự căng thẳng gấp bội trong cuộc chiến Mỹ - Trung 2.0 này, vai trò Việt Nam sẽ càng quan trọng.

III. NHƯNG NẾU MỸ KHÔNG PHẢN HỒI TÍCH CỰC, THÌ …

Mỹ đang tự đánh mất hình ảnh một đối tác "có thể thỏa thuận". Đây là điều Mỹ sợ nhất lúc này. Bởi Mỹ sợ nhất là các nước không đàm phán mà tự chơi với nhau. Các khu vực EU, Trung Quốc, Nhật Bản,… có thể lập liên minh áp thuế trả đũa Mỹ và tự xuất khẩu với nhau làm lung lay vị thế siêu cường số 1 của Mỹ.

Do đó theo quan điểm của em thì Mỹ rất muốn đàm phán. Vậy còn theo Anh/Chị thì sao? Cuộc đàm phán sắp tới Việt Nam có thành công?

Nếu bạn muốn nghe phân tích đầy đủ và dễ hiểu hơn về cuộc đàm phán này qua video, có thể xem tại đây:

https://www.tiktok.com/@chungkhoanthitk/video/7489812528499805456?is_from_webapp=1&sender_device=pc&web_id=7477901442892957200

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/neu-viet-nam-ma-dam-phan-that-bai-thi-ai-con-dam-dam-phan-voi-my-nua/31672453
Cùng chuyên mục