Vốn điều lệ của Bewaco (NBT) tính tới cuối tháng 6/2024 đạt 294 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Bến tre góp 64%; CTCP Cấp thoát nước Thủy Anh góp 17,38% - doanh nghiệp là của gia đình Á hậu Dương Trương Thiên Lý; Công ty TNHH Hoàn Cầu góp 15%, còn lại là các cổ đông khác.
Bewaco lãi lớn dù tình hình xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài
CTCP Cấp thoát nước Bến Tre (Bewaco, mã: NBT) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với doanh thu thuần đạt 71 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 20,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,2% và 26% so với cùng kỳ năm trước đó.
Lãnh đạo NBT cho biết, dù tình hình xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhưng Bewaco vẫn đảm bảo cung cấp nước sạch đạt chủan, không bị mặn nên sản lượng nước tiêu thụ quý II/2024 so với quý cùng kỳ năm trước tăng 787.571 m3, làm cho doanh thu nước tăng 9,43 tỷ đòng và cũng là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận sau thuế quý II/2024 tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Bewaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 132 tỷ đồng, tăng 14,5% và lãi sau thuế đạt 35,8 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước đó.
Năm 2024, NTB đặt mục tieu lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm, Cấp thoát nước Bến Tre đạt 83% kế hoạch năm.
Tình hình làm ăn của Cấp thoát nước Bến Tre (NBT) qua các năm (tỷ đồng). Đồ họa: OL
Tính tới cuối tháng 6/2024, NBT có hơn 70 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 7,5 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là 68,1 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn 2 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng ở mức 17,2 tỷ đồng (+1,7 tỷ đồng), trong đó phần lớn là phải thu tiền nước của các hộ dân 16,8 tỷ đồng; hàng tồn kho ở mức 13,7 tỷ đồng (+3,2 tỷ đồng). Nợ phải trả ở mức 101,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tổng nợ vay đạt 82,3 tỷ đồng (-5,1 tỷ đồng).
Vốn điều lệ của NBT đạt 294 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Bến tre góp 64%, CTCP Cấp thoát nước Thủy Anh góp 17,38%, Công ty TNHH Hoàn Cầu góp 15%, còn lại là các cổ đông khác.
BCTC quý II/2024 của
Theo Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, HĐQT NBT có 5 người gồm: Ông Trần Hùng - Chủ tịch HĐQT, còn lại các Thành viên HĐQT gồm: ông Trần Thanh Bình, ông Phan Đình Tân, ông Phan Thanh Bình và bà Nguyễn Thy Phương. Trong đó, ông Phan Đình Tân là đại diện sở hữu vốn góp 15% của Công ty TNHH Hoàn Cầu và bà Nguyễn Thy Phương đại diện sở hữu góp 17,4% của CTCP Cấp nước Thủy Anh (từ 24/6/2023).
CTCP Cấp thoát nước Thủy Anh
Tổ chức này không xa lạ trong giới đầu tư. "Ông chủ" phía sau doanh nghiệp này là một đại gia đa ngành từ bất động sản, chứng khoán, năng lượng, cấp thoát nước. Về Công ty cổ phần Cấp thoát nước Thủy Anh, dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết đơn vị này được thành lập vào tháng 12/2014. Ngành nghề kinh doanh chính là khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch.
Tại thời điểm thành lập, Cấp thoát nước Thủy Anh có vốn góp chủ sở hữu đạt 500 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập doanh nghiệp gồm ông Dương Tiến Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị) góp 455 tỷ đồng (chiếm 91%), bà Dương Thị Duyên Hải (con gái ông Dũng) góp 22,5 tỷ đồng (chiếm 4,5%), bà Nguyễn Thị Kim Phượng góp 22,5 tỷ đồng (chiếm 4,5%). Ông Dũng là người đại diện pháp luật.
Năm 2015, ông Dương Tiến Dũng cùng Cấp thoát nước Thủy Anh trở thành cổ đông lớn tại CTCP Cấp thoát nước Bình Định (mã: BDW) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 5% và 24,9%.
Tuy nhiên, tháng 8/2016, ông Dũng và con gái đã chuyển nhượng 91% vốn tại Cấp thoát nước Thủy Anh cho bà Trần Thị Y – người có cùng địa chỉ thường trú với ông Dũng. Bà Y lúc này là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Thủy Anh.
Đến tháng 3/2017, ông Dũng quay trở lại là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời là Tổng giám đốc. Tháng 6/2019, vị trí đại diện pháp luật và Tổng giám đốc được chuyển cho ông Dương Xuân Trường (SN 1982).
Sau 6 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, công ty vẫn có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Trụ sở doanh nghiệp tại tòa nhà Pearl Plaza, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Ông Dương Tiến Dũng là cha của Á hậu Dương Trương Thiên Lý (SN 1989, quê Đồng Tháp)- từng đoạt danh hiệu Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2008. Ít người biết rằng, gia thế của Á hậu Dương Trương Thiên Lý cũng "không phải dạng vừa" khi nắm quyền chi phối tại nhiều doanh nghiệp từ bất động sản, năng lượng, chứng khoán đến cấp thoát nước,...
Pháp nhân này là công ty con của Tập đoàn Hoàn Cầu (Hoàn Cầu). Hoàn Cầu được biết đến với danh tiếng của bà Trần Thị Hường, hay còn gọi là Tư Hường. Bà từng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên tập đoàn này, nổi tiếng trong các dự án bất động sản du lịch – khách sạn tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Nói về bà Tư Hường, được giới kinh doanh Việt Nam biết đến là doanh nhân xuất sắc trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng. Ngoài Ngân hàng Nam Á, Tập đoàn Hoàn Cầu với hệ sinh thái khoảng 30 công ty. Khối tài sản của bà Tư Hường được chồng của bà – ông Nguyễn Chấn ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng (năm 2017).
Được biết, Công ty TNHH Hoàn Cầu được thành lập năm 1993, có vốn điều lệ 1.170 tỷ đồng. Trước thời điểm 31/05/2017, Hoàn Cầu được nắm giữ bởi 5 cá nhân trong đó ông Nguyễn Chấn (chồng bà Tư Hường) nắm giữ 89,99% vốn điều lệ; con trai thứ của bà Tư Hường là ông Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ hơn 4%; 6% còn lại chia đều cho 3 cá nhân gồm ông Nguyễn Quốc Cường, ông Phan Đình Tân và bà Nguyễn Thị Thanh Vân.
Ngày 25/05/2017, chưa đẩy 2 tuần sau khi cố doanh nhân Tư Hường mất, chức danh chủ tịch Hội đồng Quản trị và đại diện pháp luật của Hoàn Cầu được chuyển sang cho ông Phan Đình Tân. Ở thời điểm cuối tháng 5/2017, 6% vốn được nắm giữ bởi 3 cá nhân được dồn sang ông Phan Đình Tân (2%) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân (4%).
Tháng 11/2017, cơ cấu sở hữu của Hoàn Cầu tiếp tục thay đổi khi toàn bộ vốn được chuyển sang cho 2 cá nhân nắm giữ gồm ông Phan Đình Tân (2%) và ông Dương Tiến Dũng - bố của Á hậu Dương Trương Thiên Lý, vợ ông Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ 98%.
Tháng 7/2018, Hoàn Cầu một lần nữa thay đổi sở hữu khi ông Phan Đình Tân nắm giữ 99% vốn điều lệ và bà Nguyễn Thị Liệu nắm giữ 1%.