Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
“Làm ngân hàng số cho cô lao công cũng có thể sử dụng”: Sếp TPBank và Techcombank kể chuyện hậu trường khi tạo ra sản phẩm số
Chuyên mục:

Tài chính

Tạp chí Nhịp sống thị trường | 10:04
Google news

“Tôi đã khóc khi thấy người lao công tranh thủ tan ca vào Livebank của TPBank để gửi tiền vì ngại ăn mặc không tươm tất nên không dám vào phòng giao dịch sang trọng. Tôi nhận ra ý nghĩa của những sản phẩm công nghệ, xóa nhòa đi ranh giới và tạo ra những tác động xã hội”, anh Trần Hoài Nam – Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số TPBank kể trong hội thảo chiều 15/11.
 

Tại hội thảo Digital Product in Action lần thứ 15 hôm 15/11, hơn 50 lãnh đạo khối công nghệ đã cùng nhau chia sẻ các câu chuyện thực tiễn về chuyển đổi số tại ngân hàng, đồng thời, đưa ra giải pháp “may đo” về công nghệ để nâng cao và cá nhân hóa người dùng.

Sếp TPBank, Techcombank kể chuyện làm ngân hàng số

Anh Trần Hoài Nam – Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số (Head of Digital Banking Center) TPBank kể về hai cột mốc quan trọng của bản thân trong gần 10 năm phát triển ngân hàng số. Cách đây 9 năm, cột mốc đầu tiên là việc thuyết phục ban lãnh đạo ngân hàng nên làm số.

“Khi TPBank quyết định phải đầu trong lĩnh vực ngân hàng số, chúng tôi chưa có định hướng cụ thể. Chúng tôi bắt đầu hỏi nhau: Làm số cần phải làm gì? TPBank khi đó đi tham vấn và nghĩ ngay đến Autobank. Hiểu nôm na, đây là sản phẩm khác với ATM. Chúng tôi hy vọng đó có thể trở thành chi nhánh số của ngân hàng”, anh Nam kể.

Với riêng cá nhân anh Nam, cột mốc làm ngân hàng số còn ý nghĩa hơn khi đây là dự án đầu tiên anh làm tại TPBank với cương vị quản lý dự án. 

Anh cho biết vẫn nhớ như in cảm giác khi lần đầu đưa sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm LiveBank được đặt tại Hòa Lạc vào tháng 9/2016. Khi đó, nhiều nhân viên tại khu công nghệ cao Hòa Lạc không nghĩ tại Việt Nam có thể bắt gặp sản phẩm này, một ngân hàng có nhiều tĩnh năng hơn cây ATM thông thường, mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền nhanh chóng…

Anh Trần Hoài Nam – Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số (Head of Digital Banking Center) TPBank

Ngoài cột mốc khi lần đầu ra mắt sản phẩm, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số tại TPBank còn có kỷ niệm cá nhân gắn với sản phẩm này. Anh kể câu chuyện gặp một cô lao công đút tiền vào Livebank vào hơn 10h đêm. Người lao công tâm sự: “Cô tiền ít, ăn mặc không được tươm tất, không dám vô mấy phòng giao dịch sạch sẽ, tranh thủ cuối ngày tích cóp được nhiêu thì gửi tiết kiệm ở đây”.

“Tôi đã khóc vào tối ngày hôm đó vì thấy được ý nghĩa trong việc mình và đội ngũ của mình đang làm”, anh Nam nói.

Còn anh Khiêm Trần – Giám đốc Ngân hàng số Techcombank (Digital Banking Director) lại chia sẻ câu chuyện về sản phẩm Techcombank Family được tạo ra từ chính đau đáu của bản thân.

Theo anh, từ ngày bắt đầu làm cha, anh nghĩ nhiều hơn về di sản của mình, về điều gì sẽ để lại sau khi rời đi. Rồi anh cùng đội ngũ dồn tâm huyết vào làm sản phẩm Family Banking, đó là cách giúp cha mẹ chuẩn bị cho con cái học quản lý tài chính từ khi chúng còn nhỏ.

Anh Khiêm Trần – Giám đốc Ngân hàng số Techcombank (Digital Banking Director)

Từ câu chuyện của hai diễn giả, anh Hoàng Nguyễn – Thành viên ban cố vấn (Board of Advisors Member) tại GEEK Up cho rằng, hiện nay, khi làm sản phẩm công nghệ người ta thường nói nhiều đến việc thấu hiểu, đồng cảm với người dùng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm làm trong ngành Product Design, anh nhận ra cụm từ đó cần được phát triển thành Human Empathy. Human Empathy là quá trình đồng cảm với tất cả những người tạo ra sản phẩm đó, từ đội ngũ xây dựng sản phẩm, đến khách hàng cuối cùng sẽ sử dụng sản phẩm của mình.

Làm cách nào để app ngân hàng trở nên đặc biệt?

Trên thực tế, hiện nay, có tới 83 ứng dụng internet banking và 52 ứng dụng mobile banking tại Việt Nam với hàng trăm tính năng được cung cấp. Tuy nhiên, chỉ 10% trong số các tính năng này thực sự được người dùng sử dụng, cho thấy khoảng cách lớn trong việc tối ưu trải nghiệm.

Do đó, theo các diễn giả, việc phát triển cá sản phẩm công nghệ may đo, dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc người dùng giúp ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt, thay vì na ná nhau.

Theo anh Thịnh Võ, Chuyên gia tư vấn sản phẩm cao cấp (Senior Product Consultant) tại GEEK Up, giải pháp công nghệ may đo (Tailor-made Digital Solution) sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong việc tối ưu trải nghiệm số với các tính năng nổi trọng.

Anh Thịnh Võ, Chuyên gia tư vấn sản phẩm cao cấp (Senior Product Consultant) tại GEEK Up

Trong đó, các sản phẩm này được phát triển từ những hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp, công nghệ và trải nghiệm người dùng, có khả năng tối ưu luồng vận hành lớn của ngân hàng số. Đồng thời duy trì được sự thân thiện với những hành vi và thói quen của khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm đáp ứng mục tiêu dài hạn và tận dụng tối đa giá trị kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng số trong kỷ nguyên tới.

“Cuối cùng, các giải pháp công nghệ có tính đổi mới sáng tạo cao, được xem là đòn bẩy số để mang đến đột phá kinh doanh”, anh Thịnh nói.

Kết thúc sự kiện, khách mời có thêm các góc nhìn về câu chuyện chuyển đổi số bền vững, những cách tiếp cận giải pháp công nghệ số tối ưu từ những diễn giả giàu kinh nghiệp.

Với những giải pháp công nghệ may đo và cách tiếp cận cá nhân hóa, các ngân hàng hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt và vươn lên dẫn đầu thị trường, từ đó xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Chuỗi sự kiện DPA - Digital Product in Action là chuỗi sự kiện chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu, câu chuyện thực chiến về xây dựng sản phẩm số và hành trình chuyển đổi số, được kể bởi các diễn giả dày dạn kinh nghiệm, thu hút sự quan tâm của nhân sự cấp VP, C-Level, Director/ Head Level, Manager, và Product Owner.

Thảo Vân-Link gốc

Thị trường đóng cửa
STB
Thị trường đóng cửa
TCB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục