Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
KTNN 'soi' thoái vốn nơi công nhân cũng có 35 tỷ, Chủ tịch Huyền vài năm lãi 7.000 tỷ
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

{VietnamNet - Nguồn không hợp lệ} | 18:36
Google news

Chỉ vài tháng sau khi Vinachem thoái vốn, Hóa chất Đức Giang tăng trưởng bùng nổ, cổ phiếu vọt lên, qua đó giúp ông Đào Hữu Huyền có thêm nhiều nghìn tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đang đề nghị kiểm tra lại việc thoái vốn này.

Kiểm toán Nhà nước vừa đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC). Trường hợp có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Hóa chất Đức Giang do ông Đào Hữu Huyền làm Chủ tịch trong vài năm gần đây trở thành một doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán, với lợi nhuận khủng, và giá cổ phiếu tăng nhanh top đầu trên thị trường.

Hóa chất Đức Giang tăng trưởng mạnh sau khi Vinachem thoái vốn. Ảnh: DGC

Giá cổ phiếu DGC hiện ở vùng cao nhất lịch sử, tính tới cuối phiên 31/5 là 126.000 đồng/cp. Vốn hóa đạt gần 48.000 tỷ đồng (tương đương gần 1,9 tỷ USD), cao gấp khoảng 1,7 lần so với ông lớn bất động sản Novaland (NVL) của đại gia Bùi Thành Nhơn.

Cổ phiếu DGC tăng mạnh gấp gần 2 lần kể từ khi Vinachem thoái vốn khỏi doanh nghiệp này hồi tháng 10/2021 và tăng 3,6 lần so với thời điểm vài tháng trước khi Vinachem bắt đầu thoái vốn.

Việc Vinachem thoái vốn khỏi DGC nằm trong lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 của Văn phòng Chính phủ, trực thuộc Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thoái vốn Nhà nước thường giúp doanh nghiệp tự chủ hơn, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc thoái vốn gây thất thoát, nhất là một số trường hợp doanh nghiệp có đất vàng, có lợi thế thương hiệu...

Theo Kiểm toán Nhà nước, Vinachem thoái hơn 9,1 triệu cổ phiếu DGC hồi tháng 11-12/2021 cho DGC và sau đó bán tiếp hơn 6 triệu cổ phiếu DGC (tương đương 3,53% cổ phần) hồi đầu tháng 3/2022.

Hồi tháng 10/2021, DGC có giá gần 70.000 đồng/cp. Tới đầu tháng 3/2022, cổ phiếu này tăng lên gần 100.000 đồng/cp và hiện tại cổ phiếu của nhà ông Đào Hữu Huyền đang ở mức 126.000 đồng/cp.

Đại gia Đào Hữu Huyền có 9 nghìn tỷ đồng, nhân viên 100 tỷ

Sở dĩ cổ phiếu DGC tăng giá mạnh là bởi Hóa chất Đức Giang ghi nhận lợi nhuận bứt phá ngay sau khi Nhà nước thoái vốn.

Trong quý III/2021, DGC báo lợi nhuận sau thuế dưới 490 tỷ đồng, nhưng tới quý IV/2021 lãi đã là hơn 1.400 tỷ đồng. Liên tiếp các quý sau đó, DGC ghi nhận lợi nhuận trên 1.500 tỷ đồng.

Lợi nhuận của DGC chỉ suy giảm khi bước sang năm 2023 nhưng vẫn đạt 700-800 tỷ đồng/quý. Trong quý I/2024, lợi nhuận DGC tiếp tục giảm và chỉ còn hơn 700 tỷ đồng.

Hóa chất Đức Giang lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi trong quý II/2024 với mức giảm hơn 20% so với cùng kỳ xuống 700 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận giảm gần đây nhưng DGC vẫn lọt top các doanh nghiệp lãi khủng trên sàn, và công ty nhà ông Huyền vẫn có lượng tiền mặt cũng như gửi ngân hàng rất lớn. Tới cuối quý I/2024, DGC có khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng.

DGC có triển vọng vẫn rất tích cực. Doanh nghiệp này có “cỗ máy in tiền” khủng là Công ty CP Phốt Pho Apatit Việt Nam (PAT) với doanh thu cả nghìn tỷ đồng từ phốt pho vàng. PAT là công ty thành viên của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Công ty con của DGC là Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai sở hữu hữu 51% vốn điều lệ của PAT.

Trong khi ông Đào Hữu Huyền và con trai Đào Hữu Duy Anh lần lượt nắm giữ 7,69% và 9,04% vốn điều lệ của PAT.

Việc cổ phiếu DGC tăng mạnh đã giúp Chủ tịch Đào Hữu Huyền ghi nhận túi tiền quy từ số cổ phiếu DGC đang nắm giữ tăng từ dưới 1,2 nghìn tỷ đồng lên gần 9 nghìn tỷ đồng trong vòng khoảng 4 năm.

DGC là doanh nghiệp sản xuất phốt pho vàng lớn nhất Việt Nam và có lợi thế tự phát triển được công nghệ dùng quặng bột, than bột, quặng apatit trong sản xuất phốt pho, đồng thời sở hữu mỏ quặng riêng. 

Theo Chứng khoán SSI, giá phốt pho vàng DGC tăng mạnh trong mấy năm gần đây do nhu cầu cao từ các nhà sản xuất chip và Trung Quốc cắt giảm sản lượng.

Trong năm 2022 và năm 2023, CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ khoảng 200%/năm, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 20.000 đồng.

Bên cạnh đó, Hoá chất Đức Giang dự kiến sẽ quay lại đà tăng trưởng từ quý III/2024 nhờ nhu cầu chất bán dẫn phục hồi mạnh mẽ và dự án Xút Nghi Sơn đi vào hoạt động từ giữa năm 2025. Mỏ Apatit thứ hai cũng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của DGC trong dài hạn.

DGC có lượng tiền mặt lớn và dự kiến tương lai có thể sẽ đầu tư cho dự án bauxite.

Hồi năm 2022, theo Forbes, ông Đào Hữu Huyền cho biết, một nhân viên vệ sinh môi trường của công ty cũng có 35 tỷ đồng, trong khi đó một kỹ sư có hơn trăm tỷ đồng nhờ sở hữu cổ phiếu DGC.

Hàng trăm nhân sự DGC mua thêm ô tô mới trong năm 2021.

Mạnh Hà-Link gốc

Thị trường đóng cửa
DGC
Thị trường đóng cửa
NVL
Thị trường đóng cửa
PAT
Thị trường đóng cửa
SSI
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn