Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Khi cổ đông của Yeah1 bị "NHỐT SÀN"
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

PetroTimes | 11:33
Google news

Thời gian gần đây, cổ phiếu YEG đã trải qua một giai đoạn tăng giá thần tốc, khiến nhiều nhà đầu tư háo hức gia nhập thị trường và hy vọng tận dụng được đà tăng này. Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh cổ phiếu YEG đã đột ngột lao dốc, đặt các nhà đầu tư vào tình trạng "nhốt sàn", khiến họ không kịp bán ra để cắt lỗ.

Cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1 đã thu hút sự chú ý lớn trên thị trường chứng khoán với đà tăng trưởng mạnh mẽ. Từ mốc giá 10.000 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 11/2024, cổ phiếu này đã tăng vọt lên mức khoảng 23.200 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 12/2024, tương đương tăng gấp 2,5 lần chỉ trong vòng một tháng. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng hơn 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn giá cổ phiếu tăng phi mã thì cổ phiếu YEG bất ngờ "nằm sàn", trắng bên mua 2 phiên liên tiếp và có nguy cơ tiếp tục tụt sàn trong những phiên tới do lượng dư bán ra ngày càng lớn. Điều này khiến hàng nghìn nhà đầu tư mua mới rơi tình cảnh bị "nhốt sàn" không kịp bán ra để cắt lỗ.

Cổ phiếu YEG từng chạm đáy năm 2024 vào hồi tháng 5 khi thị giá cổ phiếu xuống dưới ngưỡng 9.000 đồng/cổ phiếu. Cho đến cuối tháng 11/2024, đầu tháng 12/2024, giá cổ phiếu YEG mới tăng dần lên trên 11.000 đồng/cổ phiếu, sau đó, tăng lên 23.200 đồng vào cuối ngày 25/12. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/12, cổ phiếu YEG giảm sàn 7%, về 20.100 đồng/cổ phiếu, đánh dấu phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp.

Trong các phiên giao dịch từ ngày 17/12/2024 đến 23/12/2024, cổ phiếu YEG liên tục tăng trần, và đạt đỉnh khi tăng hơn 970 tỷ đồng giá trị vốn hóa chỉ sau 6 phiên. Nguyên nhân được cho là nhờ thành công của các sự kiện truyền thông lớn như "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" và "Anh trai vượt ngàn chông gai," vốn mang lại kỳ vọng lớn trong giới đầu tư.

Dù vậy, trong báo cáo giải trình của Yeah1 với Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, công ty lý giải rằng, sự tăng giá cổ phiếu là do diễn biến khách quan của cung và cầu trên thị trường chứng khoán, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và không có bất kỳ sự biến động bất thường nào. Trong thời gian gần đây, Yeah1 đã tích cực thực hiện tái cấu trúc toàn diện, tập trung phát triển các mảng kinh doanh chủ lực, đặc biệt là sản xuất và phát sóng các chương trình trên nền tảng kỹ thuật số, tạo được hiệu ứng truyền thông xã hội tích cực. Những thành công này đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của công ty. Công ty cam kết không có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu YEG trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các chỉ số tài chính lại không có sự đột phá nào đáng kể từ công ty, làm dấy lên nghi vấn về khả năng có bàn tay “thao túng” giá cổ phiếu bởi các “đội lái”.

Sau một thời gian ngắn thị giá tăng phi mã thì cổ phiếu

Cụ thể, báo cáo tài chính quý 3 năm 2024, của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Yeah1 cho thấy doanh thu thuần đạt 629 tỷ đồng, tăng 149% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động quảng cáo và tư vấn truyền thông đã tăng gấp 3 lần, lên mức 561 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty. Kết quả kinh doanh ấn tượng này được thể hiện qua lợi nhuận sau thuế đạt 56 tỷ đồng, tăng 353% so với cùng kỳ. Yeah1 đã lập 2 kế hoạch kinh doanh cho năm 2024, với phương án thuận lợi ghi nhận 105 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và phương án trung bình là 65 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành lần lượt 53% và 86% các chỉ tiêu đã đề ra.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Yeah1 tăng 30,3% so với đầu năm, lên mức 2.423 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng 34% lên 1.133 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đầu tư vào các công ty liên kết lại giảm 70% xuống còn 105 tỷ đồng, do Yeah1 thoái vốn khỏi 5 công ty liên kết.

Mặt khác, tổng nợ phải trả của Yeah1 tăng gấp đôi so với đầu năm, lên hơn 988 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng gần 3 lần, lên gần 500 tỷ đồng, đồng thời tăng 300 tỷ đồng so với cuối quý 2/2024. Điều này phần nào phản ánh sự gia tăng nhu cầu vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng của công ty.

Nhìn chung, báo cáo tài chính quý 3/2024 của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Yeah1 cho thấy doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động có phần suy giảm. Bên cạnh đó, cấu trúc tài chính đang có dấu hiệu đáng lo ngại khi nợ phải trả tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu.

Sau chuỗi ngày tăng nóng liên tục, cổ phiếu YEG đã bị giảm sàn với khối lượng giao dịch giảm mạnh xuống còn khoảng 8-9 triệu cổ phiếu so với những phiên trước đó, dao động khoảng 19-20 triệu cổ phiếu. Điều này biểu hiện tình trạng "nhốt sàn", tức khối lượng giao dịch bị chững lại khiến nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu.

Những nhà đầu tư mua vào khi giá cổ phiếu đã ở mức đỉnh cao chịu thiệt hại lớn. Có thể thấy sự sụt giá mạnh mẽ không chỉ làm mất đi giá trị vốn hóa thị trường mà còn làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư đối với cổ phiếu này.

Mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian rất ngắn khiến nhiều người cho rằng cổ phiếu YEG có thể bị thao túng nhằm mục đích thu lợi không minh bạch. Hiện tượng đội lái "đẩy" cổ phiếu đến đỉnh giá để thu hút dòng tiền và sau đó xả hàng, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ rơi vào bẫy, là một rủi ro lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dù vậy, những nghi vấn này vẫn cần sự điều tra chi tiết và minh bạch hơn từ phía cơ quan chức năng để xác nhận sự thật cũng như bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Yeah1 đã ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong thời gian qua nhờ các chương trình truyền hình và hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dòng tiền kinh doanh của công ty vẫn âm, với khoản phải thu tăng cao chiếm phần lớn tổng tài sản. Biên lợi nhuận mỏng ở mảng quảng cáo cũng là một điểm yếu, dù công ty đã thực hiện việc tái cấu trúc toàn diện và cải thiện kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với việc vay nợ tăng cao để duy trì hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Tăng trưởng doanh thu từ các sự kiện lớn cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững và khả năng sinh lời thực sự của Yeah1.

Việc cổ phiếu YEG tăng trần và sau đó "nhốt sàn" không chỉ là hồi chuông cảnh báo cho nhà đầu tư mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường tính minh bạch và sự quản lý chặt chẽ trong thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những dấu hiệu bất thường trên thị trường và phân tích kỹ các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.

Đồng thời, cơ quan quản lý cần điều tra rõ ràng các nghi vấn “thao túng” giá để tạo sân chơi công bằng và lành mạnh. Từ vụ việc của YEG, bài học rút ra là lợi nhuận nhanh trong đầu tư thường đi kèm với rủi ro lớn, và việc tìm hiểu kỹ các yếu tố liên quan luôn là yếu tố quan trọng nhất.

Thị trường đóng cửa
HNX30
Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VN30
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
Thị trường đóng cửa
YEG
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục