Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Kế hoạch nào với VNINDEX hiện tại ? Nhà đầu tư nên bán hay mua ?
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 14:08
Google news

Thị trường chung đã điều chỉnh giảm hơn 1 tuần qua, thanh khoản tại cả HOSE và HNX  đang thấp dần đều thể hiện sự thận trọng rất lớn của nhà đầu tư. 

Trong đầu tư tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, thứ chúng ta không bao giờ kiểm soát hay dự đoán được là: Vĩ mô, tin đồn, đám đông..

Tuy nhiên chúng ta lại dễ dàng kiểm soát được việc: Mua gì, Bán gì, Mua bao nhiêu, Bán bao nhiêu … ?

Vậy với bối cảnh hiện tại của VNINDEX - Nhà đầu tư nên mua gì, bán gì ?

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Trong kế hoạch tháng 3-4 (nhà đầu tư đọc lại TẠI ĐÂY) tôi đã có nhắc đến kịch bản điều chỉnh của VNINDEX trước khi quay lại xu hướng tăng chính của năm 2024. 

VNINDEX đang vào pha chỉnh, hiện tại chỉ số đang hướng về MA50 dốc lên đồng thời là hỗ trợ 1235-1240.

NÊN MUA BÁN NHƯ THẾ NÀO ?

Với bối cảnh thị trường hiện tại, góc nhin cá nhân đưa ra 2 kế hoạch sau: 

Kịch bản 1: VNINDEX sẽ hồi phục tại vùng 1235-1240, thanh khoản pha hồi sẽ cao nhưng giảm dần. Các cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng ngưng rơi và tích lũy lại quanh MA50.

Từ đó thị trường sẽ đi ngang và duy trì thanh khoản thấp cho đến cuối tháng 4 thì mới vào pha tăng giá trở lại (khi các thông tin về tiến trình KRX rõ ràng hơn).

Đây là kịch bản tích cực nhất và dễ chịu nhất với tất cả các nhà đầu tư.

Với thị trường đi ngang, đây là cơ hội cho các nhóm vừa mới đầu sóng tăng như BĐS, Dầu khí, Điện… bứt phá.

Các cổ phiếu nên gom nếu VNINDEX chuyển sang xu hướng đi ngang: DIG, IJC, PVD, PVS, GEX.

Trong khi đó các cổ phiếu ngành chứng khoán, ngân hàng sẽ tích lũy theo nhịp thị trường chung.

Kịch bản 2: VNINDEX sẽ hồi phục ban đầu là thanh khoản tốt sau đó hụt dần và bị bán mạnh ở ngưỡng 1270.

Đây là kịch bản không mấy dễ chịu với mọi nhà đầu tư. 

Dự kiến nhịp điều chỉnh kết thúc tại vùng 1180-1200 và sau đó VNINDEX tạo đáy để trở lại sóng tăng chính của năm 2024.

Vì vậy để cập nhật chi tiết hành động hãy liên hệ với tôi để được tư vấn về danh mục ngay TẠI ĐÂY

YẾU TỐ QUAN TRỌNG

Tỷ giá sẽ là yếu tố quan trọng nhất cần theo dõi lúc này, kể từ khi NHNN hoạt động lại kênh tín phiếu đã hút về hơn 150.000 nghìn tỷ mục đích là để hạ nhiệt tỷ giá. Nhưng nhìn lại lại thì hoạt động này vẫn chưa thể tác động làm hạ nhiệt tỷ giá mà ngược lại, tỷ giá đã tăng lên mức gần 25.000 đồng => Như vậy mục đích của NHNN vẫn chưa đạt được.
 
Việc hút tín phiếu này không có nghĩa là sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ, mà chỉ là công cụ ngắn hạn để điều tiết thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Nhưng mục tiêu của NHNN ưu tiên đầu vẫn sẽ là ổn định tỷ giá, sau đó là kiểm soát lạm phát và cuối cùng mới là tăng trưởng kinh tế. 

Nên việc tỷ giá trong ngắn hạn tăng vọt như vậy có thể NHNN sẽ cần những biện pháp can thiệp mạnh tay hơn. Và điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến Thị trường chứng khoán, nên yếu tố này là quan trọng nhất cần theo dõi lúc này khi nào tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt thì Thị trường chứng khoán mới được ổn định lại. 

TỔNG KẾT

VNINDEX đang trong nhịp điều chỉnh và có thể xảy ra một trong 2 kịch bản:

Kịch bản 1: Tích lũy đi ngang với thanh khoản thấp biên độ 1240-1260 sau đó tăng vượt tăng mạnh sau khi các thông tin về KRX dần được công bố. 

Trong kịch bản này, các cổ phiếu cần mua: DIG, PVD, PVS, GEX

Các cổ phiếu gom trong nhịp thị trường giảm: SSI, VCI, SHS, MBB

Kịch bản 2: VNINDEX hồi phục lên vùng 1270 trong đầu tháng 4 và sau đó giảm mạnh trở lại về vùng 1180-1200.

Trong kịch bản này ưu tiên chốt lời hàng bắt đáy cũng như bán các phần margin đang còn tại vùng 1270.

Để có kế hoạch chi tiết cũng như điểm mua bán cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục, hãy liên hệ tôi TẠI ĐÂY.

Chúc nhà đầu tư thắng lớn !

Trân trọng 

Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn