Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
HPX: Vẫn nặng gánh nợ nần
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Nhà quản trị | 19:46
Google news

Dù kết quả kinh doanh vẫn đì đẹt, việc đẩy mạnh tái cấu trúc đã giúp Hải Phát Invest có thêm nguồn lực để "gồng gánh" qua giai đoạn khó khăn.

Tái cấu trúc tài chính là nhiệm vụ được ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) tập trung triển khai nhằm “vực dậy” doanh nghiệp sau cú lao dốc vì áp lực kép từ nợ vay và thị trường bất động sản trầm lắng hai năm qua.

Nửa đầu năm nay, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu thuần hơn 655 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 47 tỷ đồng, giảm lần lượt 27%và 17% so với cùng kỳ năm trước

Kinh doanh suy giảm, nhưng Hải Phát Invest vẫn phải trả tới 350 tỷ đồng tiền gốc và 60 tỷ đồng tiền lãi, tương đương với 2/3 doanh thu trong kỳ.

Năm ngoái, Hải Phát Invest đã chi tới hơn 1.670 tỷ đồng để trả nợ gốc và hơn 155 tỷ đồng tiền lãi cho các khoản vay ngân hàng, trái phiếu…

Nhờ đó, tổng nợ vay tài chính đến hết quý II năm nay giảm nhẹ 6% so với đầu năm, còn 2.637 tỷ đồng, trong đó, riêng dư nợ trái phiếu vẫn còn hơn 1.400 tỷ đồng.

Điểm sáng là Hải Phát Invest đã nhận trước hơn 1.100 tỷ đồng từ khách hàng thanh toán theo tiến độ hợp đồng mua bất động sản tại các dự án Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Yên. Con số cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, công ty đã nhận hơn 177 tỷ đồng tiền đặt cọc từ khách hàng theo các hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị nhà ở Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội.

Dòng tiền đặt cọc dự án tăng mạnh được giới đầu tư đánh giá là dấu hiệu tích cực dù kết quả kinh doanh của công ty chưa thực sự khởi sắc.

Tái cơ cấu các khoản đầu tư

Suốt thời gian qua, dòng tiền kinh doanh là nguyên nhân ban lãnh đạo công ty “đau đầu” khi phần lớn vốn vẫn đang tồn đọng tại các dự án được đầu tư dàn trải.

Tại thời điểm cuối quý II, hàng tồn kho của công ty là hơn 2.756 tỷ đồng, giảm gần 8% so với đầu năm, nhưng vẫn chiếm gần 1/3 tổng tài sản. Trong đó chủ yếu các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang với giá trị gần 2.177 tỷ đồng.

Thêm nữa, các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị kinh doanh khác vẫn duy trì ở mức 518 tỷ đồng, chiếm 26% tổng tài sản dài hạn.

Với mục tiêu tái cấu trúc lại tài sản, vừa qua, Hải Phát đã thông qua kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ hơn 19 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 19,93% tại CTCP Hải Phát Thủ Đô.

Đồng thời, Hải Phát cho phép công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư Sapphire chuyển nhượng toàn bộ 8,36 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 14%tại Cienco 5. Giá gốc hai khoản đầu tư này được ghi sổ lần lượt là 190 tỷ đồng và 113,5 tỷ đồng.

Đẩy mạnh huy động vốn cổ phần

Ngoài ra, để có thêm nguồn tiền “gồng gánh” các khoản nợ vay và đảm bảo đủ vốn lưu động phục vụ kinh doanh, Hải Phát dự kiến chào bán cổ phần tăng vốn với giá cao hơn thị giá.

Trong tháng 6, HĐQT công ty đã thông qua phương án phát hành thêm hơn 152 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1. Giá chào bán cao gần gấp đôi so với thị giá cổ phiếu đang giao dịch trên sàn.

Nếu thành công, Hải Phát sẽ thu về hơn 1.520 tỷ đồng và giúp tăng vốn điều lệ lên hơn 4.562 tỷ đồng.

Trong đó, công ty dự kiến sử dụng 1.410 tỷ đồng để thanh toán gốc và lãi trái phiếu và 110 tỷ đồng để trả gốc và lãi của khoản nợ vay tại Bảo Việt Bank trong nửa cuối năm nay.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Hải Phát đã thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 140 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/cổ phần cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với hạn chế chuyển nhượng một năm.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
HPX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn