Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
GVR: Nhiều giải pháp mở rộng hoạt động thu mua mủ cao su
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Tạp chí Cao su Việt Nam | 16:56
Google news

VRG đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác thu mua toàn Tập đoàn giai đoạn 2020 – 2023, vào ngày 14/6. Công tác thu mua toàn Tập đoàn trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào kết quả SXKD chung và thể hiện vai trò vị thế có ý nghĩa kinh tế, xã hội trên địa bàn, được chính quyền và nhân dân ủng hộ, đánh giá cao.

Lãnh đạo VRG khen thưởng Cao su Phú Thịnh có kết quả thu mua tốt trong năm 2023. Ảnh: Hoàng Khải

Hỗ trợ cao su tiểu điền

Hội nghị đã đánh giá hiện trạng tình hình tổ chức hoạt động thu mua của Tập đoàn; phân tích những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thu mua; tham mưu, kiến nghị những giải pháp cho hoạt động thu mua; chia sẻ kinh nghiệm hay, hiệu quả giữa các đơn vị và định hướng mở rộng hoạt động thu mua.

Báo cáo tại hội nghị, ông Dương Tuấn Anh – Phó Trưởng Ban Thị trường kinh doanh VRG, cho biết, hoạt động thu mua mủ cao su nguyên liệu của các đơn vị thành viên đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế và xã hội. Năm 2015, lãnh đạo Tập đoàn đã ban hành Quy định số 61/QĐ-HDQTCSVN ngày 04/3/2015 Quy định về công tác thu mua và gia công mủ cao su nhằm tạo hành lang pháp lý và định hướng hoạt động thu mua, gia công của các đơn vị thành viên hoạt động một cách có tổ chức và hệ thống. Năm 2021, Tập đoàn đã ban hành Quyết định 162/QĐ- HĐQTCSVN sửa đổi một số quy định của quy chế thu mua nhằm khắc phục những hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thu mua tại các đơn vị thành viên.

Bên cạnh đó, từ việc khuyến khích các đơn vị tổ chức thu mua, lãnh đạo Tập đoàn chủ trương giao kế hoạch thu mua cho các đơn vị, xem như một nhiệm vụ chung trong kế hoạch SXKD hàng năm của từng công ty và của Tập đoàn. Nhờ đó, sản lượng thu mua của toàn Tập đoàn đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Sản lượng thu mua toàn Tập đoàn có thời điểm lên mức trên 90.000 tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2022, đặc biệt là năm 2023, sản lượng thu mua có dấu hiệu suy giảm. Chi phí chế biến của các đơn vị thành viên Tập đoàn cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân, trong đó, ngoài suất đầu tư cao, chế độ hạch toán nhiều chi phí vào hoạt động thu mua làm cho giá thu mua của đơn vị kém cạnh tranh hơn so với tư nhân. Quy chế thu mua năm 2021 của Tập đoàn đã tạo hành lang tháo gỡ cho vấn đề này nhưng nhiều đơn vị chưa vận dụng hoặc vận dụng chưa triệt để.

Kết quả thu mua toàn Tập đoàn giai đoạn 2020 – 2023. Ảnh: Hoàng Khải

Lượng thu mua có thể đạt 100.000 tấn/năm

Hiện nay, có 37 đơn vị thành viên tổ chức thu mua trong Tập đoàn. Trong đó, khu vực Đông Nam bộ có 13 công ty (Đồng Nai, Dầu Tiếng, Phước Hòa, Bình Long, Phú Riềng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Tân Biên, Hòa Bình, Bà Rịa, Phú Thịnh, Tây Ninh và Hàng Gòn). Khu vực Tây Nguyên có 10 công ty (Krông Buk, Ea H’leo, Bảo Lâm, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Chư Mom Ray, Đồng Phú Đăk Nông và Sa Thầy). Khu vực Duyên hải miền Trung có 5 công ty (Bình Thuận, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam và Nam Giang – Quảng Nam). Khu vực Miền núi phía Bắc có 2 công ty (Lai Châu và Điện Biên). Khu vực Campuchia có 4 công ty (CRCK 2, Đồng Nai Kratie, Hoàng Anh Mang Yang K và Đồng Phú Kratie). Khu vực Lào có 2 công ty (Việt Lào và Quasa Geruco).

Về mô hình tổ chức, có 28 đơn vị xây dựng Bộ máy thu mua là Ban thu mua hoặc Tổ thu mua. Trong đó, có 5/28 đơn vị vừa xây dựng Ban thu mua và Tổ thu mua; 1 đơn vị hình thành bộ phận thu mua. Có 23/28 đơn vị có bộ máy thu mua hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; 5/28 đơn vị có bộ máy hoạt động chuyên trách. Số lượng cán bộ thu mua tại các đơn vị trung bình từ 7 – 12 người. Tuy nhiên, một số đơn vị có số lượng cán bộ thu mua rất cao, lên đến 49 người.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi như tận dụng công suất chế biến dư thừa, kinh nghiệm sản xuất, uy tín, thương hiệu… còn có rất nhiều khó khăn, hạn chế khiến cho hoạt động thu mua chưa phát huy hết tiềm năng. Nếu tổ chức và duy trì tốt hoạt động thu mua thì sản lượng thu mua hàng năm có thể đạt được 100.000 tấn. Năng lực chế biến của các nhà máy trong Tập đoàn nếu phát huy hết công suất vẫn có thể chế biến lên đến 200.000 tấn/năm.

Tại hội nghị, ông Trần Thanh Phụng – Phó TGĐ VRG đã chia sẻ về những giải pháp, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác thu mua cao su. Trong đó, nhấn mạnh về bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng tạo niềm tin cho khách hàng; chính sách nghiệm thu thanh toán linh hoạt; xây dựng văn hóa ứng xử trong hoạt động của bộ máy thu mua… Vấn đề quan trọng là định hướng, giải pháp lâu dài trên cơ sở quan tâm kiện toàn tổ chức, chính sách, chiến lược phù hợp. Tình hình thị trường cao su trong những năm tiếp theo dự báo có nhiều thuận lợi nên sẽ là cơ hội cho công tác thu mua.

“Bên cạnh đó, năng lực bộ máy thu mua, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo ban thu mua có vai trò rất quan trọng, cần được lãnh đạo công ty lựa chọn những cán bộ có tố chất mạnh dạn, năng động. Kinh nghiệm có thể thông qua thực tế sẽ tích lũy và học tập từ người có kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp, đãi ngộ cho bộ máy thu mua cũng góp phần làm tăng tính trách nhiệm và tinh thần làm việc cho CB.CNV…” – ông Trần Thanh Phụng, nhấn mạnh.

Thị trường đóng cửa
BRR
Thị trường đóng cửa
DPR
Thị trường đóng cửa
GVR
Thị trường đóng cửa
HRC
Thị trường đóng cửa
PHR
Thị trường đóng cửa
RTB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục