Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Garmex Sài Gòn trắng đơn hàng 19 tháng kỳ vọng tái sản xuất
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Vietnam Daily | 11:25
Google news

Từ tháng 5/2023 đến nay, Garmex Sài Gòn - doanh nghiệp từng có hơn 4.000 lao động - không có đơn hàng, bị tạm ngừng sản xuất và phải bán bớt tài sản nhưng vẫn thua lỗ.

Ngày 5/12, CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) đã gửi văn bản đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lộ trình khắc phục.
Theo đó, công ty xác định ngành may mặc là ngành sản xuất kinh doanh chính. Việc Công ty bị tạm ngừng sản xuất, kinh doanh chính (may mặc), không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng để hoạt động từ tháng 05/2023 đến nay là nguyên nhân khách quan.
Năm 2023, do đơn giá thấp, không có đơn hàng nên Công ty chỉ tạm thời bị tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Công ty đã cơ cấu lại lao động, chỉ giữ lại một số nhân viên thuộc các bộ phận kinh doanh, kỹ thuật, kế toán, kho... để quản lý tài sản, hàng tồn kho và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng. Vì vậy, Garmex Sài Gòn vẫn phát sinh chi phí dù không có doanh thu.
Ngoài việc ngừng sản xuất, công ty đã rà soát và thanh lý một số tài sản cũ không hiệu quả, tuy nhiên không thanh lý toàn bộ và sẵn sàng khôi phục sản xuất khi điều kiện thuận lợi. Mặt khác, dự án nhà ở Phú Mỹ, do công ty liên kết thực hiện, đang được thúc đẩy tiến độ hoàn thành để bán sản phẩm và thu hồi vốn.
Trong quý 3 và 4/2024, Garmex Sài Gòn vẫn chưa có đơn hàng may mặc, nhưng có hoạt động may mềm và kinh doanh nhà thuốc, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang lại doanh thu không đáng kể.
Trong tương lai, nếu điều kiện thuận lợi công ty sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh chính.

Hiện doanh nghiệp cho hay đang cùng cổ đông lớn đang tìm đối tác châu Âu, Mỹ để có đơn hàng khôi phục lại ngành may.
Về việc thanh lý tài sản, năm 2020, do đại dịch COVID-19, công ty thiếu đơn hàng may mặc nên trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã rà soát lại tài sản và thanh lý một số ít tài sản cũ không có hiệu quả, không thanh lý hoàn toàn và sẵn sàng khôi phục sản xuất khi điều kiện thuận lợi.
Mặt khác, công ty đang theo dõi, thúc đẩy CTCP Phú Mỹ (công ty liên kết) hoàn thành Dự án nhà ở Phú Mỹ để bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu tư đã góp vào đây để thực hiện dự án nhằm đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

 Ảnh minh họa

Về kế hoạch khôi phục lại hoạt động kinh doanh chính, công ty cho biết đang tiếp xúc với khách hàng, nếu có đơn hàng, dự kiến sẽ triển khai may tại nhà máy Quảng Nam vào tháng 3/2025 và nếu thuận lợi thì dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ khôi phục sản xuất tại nhà máy Quảng Nam với 1.200 lao động.

Garmex Sài Gòn – tiền thân là CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn được thành lập vào năm 1976, khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2004, Garmex Sài Gòn được cổ phần hóa và niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán GMC từ năm 2006.
Giai đoạn trước năm 2020, Garmex Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam với doanh thu thường xuyên duy trì trên 1.500 tỷ đồng và quy mô trên 4.000 nhân sự. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đã xuống dốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong hai năm trở lại đây, công ty gần như không có doanh thu, khiến số lượng nhân sự giảm mạnh, chỉ còn 31 người tính đến ngày 30/10/2024.
Nguyên nhân chính xuất phát từ sự phụ thuộc vào một đối tác lớn là CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex). Khi dịch Covid-19 xảy ra, Gilimex mất đi đối tác chiến lược là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC, dẫn đến việc Garmex Sài Gòn không còn đơn hàng gia công. Đồng thời, công ty phải đối mặt với lượng tồn kho lớn mà chưa có phương án xử lý hiệu quả.
Đồng thời, Garmex Sài Gòn khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng dù đã có gần 50 năm tuổi đời và ngành dệt may có nhiều tín hiệu khả quan.
Tình cảnh của GMC hoàn toàn trái ngược với xu hướng của ngành dệt may Việt Nam nói chung. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cho biết đã có đủ đơn hàng cho cả năm 2024 và đầu 2025, đặc biệt là nhờ xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ các thị trường không ổn định như Bangladesh. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hưởng lợi từ nguồn đơn hàng quốc tế mới.

Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, Garmex Sài Gòn ghi nhận chưa tới 475 triệu đồng doanh thu thuần, cùng kỳ năm ngoái là hơn 8,1 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong số này là doanh thu cung cấp dịch vụ và thanh lý máy móc cũ.
Sau 9 tháng, GMC lỗ gần 8 tỷ, nâng mức lỗ lũy kế lên gần 82 tỷ đồng, khiến cổ phiếu doanh nghiệp chưa thoát tình trạng bị kiểm soát.
Trước đó, mã chứng khoán của Garmex Sài Gòn bị HoSE đưa vào diện kiểm soát từ cuối tháng 8 vì ghi nhận lỗ lũy kế gần 73 tỷ đồng.
Do thiếu đơn hàng, công ty này đã ngừng sản xuất từ tháng 5/2023. Sau đó, doanh nghiệp liên tục cắt giảm chi phí và thanh lý các tài sản để thu hồi tiền.
Cắt giảm lao động là một trong những biện pháp chính mà doanh nghiệp này lựa chọn để giảm lỗ. Garmex Sài Gòn cho biết nếu giữ sản xuất tại các nhà máy khiến "công ty lỗ rất nhiều".
Hiện tại, công ty này chỉ còn 31 lao động, giảm 4 người so với cuối năm 2023. Năm ngoái, doanh nghiệp này sa thải 1.947 việc làm, còn 2022 là 1.828 người.

Minh Vy-Link gốc

Đang tải nội dung...
Thị trường đóng cửa
GMC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục