Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỷ đồng: Ai đứng đằng sau?
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Kinh tế & Đô thị | 13/4 17:59
Google news

Hai công ty sản xuất sữa bột giả với doanh thu gần 500 tỷ đồng đều có sự góp vốn lớn của ông Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà.

Phát hiện đường dây sản xuất sữa bột giả quy mô lớn, doanh thu gần 500 tỷ đồng

Bộ Công an vừa triệt phá thành công một đường dây sản xuất và kinh doanh sữa bột giả với quy mô đặc biệt lớn, hoạt động tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Đây là một vụ án nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ tổn thương như người bệnh và phụ nữ mang thai.

Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam 8 bị can với các cáo buộc “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sản phẩm giả bị phát hiện. Ảnh: VTV

Theo kết quả điều tra ban đầu, kể từ tháng 8 năm 2021, nhóm đối tượng này đã thành lập hai công ty gồm Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, với danh nghĩa kinh doanh sữa bột dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực chất đây là bình phong cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa bột giả.

Tính đến thời điểm bị phát hiện, đường dây này đã tung ra thị trường 573 loại nhãn hiệu sữa bột khác nhau, hướng đến các đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt như bệnh nhân tiểu đường, người suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ mang thai.

Điều đáng lo ngại là trên bao bì sản phẩm, các đối tượng công bố thành phần cao cấp như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, những thành phần được quảng cáo hoàn toàn không có trong sản phẩm thực tế.

Cơ quan chức năng xác định rằng nhóm này đã sử dụng một số nguyên liệu không đúng với công bố, đồng thời bổ sung thêm các chất phụ gia không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, các chỉ số chất lượng trong một số mẫu sữa bột kiểm tra cho kết quả thấp hơn 70% so với mức công bố.

Chỉ trong vòng gần 4 năm hoạt động, nhóm đối tượng đã tiêu thụ lượng lớn sản phẩm ra thị trường, thu về tổng doanh thu lên tới gần 500 tỷ đồng.

Hiện vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.

Ai đứng sau đường dây này?

Theo dữ liệu của Thị trường và Tài chính, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group thành lập tháng 4/2022, có trụ sở chính tại LK52-10 Khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Ngành nghề chính của doanh nghiệp là sản xuất thực phẩm (sản xuất súp, nước suýt, dồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoocmon; sản xuất dấm...)

Thời điểm thành lập, Hacofood Group có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Mạnh Cường góp 65%, Nguyễn Thành Luân góp 10% và Hoàng Mạnh Hà góp 25%. Đại diện pháp luật/Chủ tịch HĐQT khi này là ông Vũ Mạnh Cường (SN 1979). Tới tháng 10/2024, doanh nghiệp đổi người đại diện sang ông Nguyễn Văn Tú (SN 1981) - kiêm Giám đốc.

Tại thay đổi vào tháng 1/2025, Hacofood Group thực hiện tăng vốn lên 15 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công khai.

Còn về CTCP Dược Quốc tế Rance Pharma thành lập tháng 8/2021, trụ sở chính tại B-TT11-3 Khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Ngành nghề hoạt động chính là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Thời điểm thành lập, doanh nghiệp có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó, ông Vũ Mạnh Cường góp 70%, Hoàng Bích Hường góp 5%, Hoàng Mạnh Hà góp 25%. Đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là ông Hoàng Mạnh Hà (SN 1979).

Tới tháng 1/2024, Dược Quốc tế Rance Pharma tăng vốn lên 22 tỷ đồng. Tại thay đổi vào tháng 6/2024, doanh nghiệp có vốn điều lệ 52 tỷ đồng. Đến tháng 8/2024, Dược Quốc tế Rance Pharma thay đổi người đại diện sang ông Nguyễn Thành Luân (Sn 1987)- kiêm Giám đốc Công ty.

Như vậy, thông tin từ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho thấy, cả hai công ty liên quan trực tiếp đến vụ án – Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma – đều có hai cổ đông lớn là ông Vũ Mạnh Cường và ông Hoàng Mạnh Hà. Trong đó, ông Cường từng nắm giữ tỷ lệ góp vốn chi phối và giữ vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị tại Hacofood Group, còn ông Hà là người đại diện pháp luật và giám đốc sáng lập của Rance Pharma.

Mặc dù thời gian gần đây, các doanh nghiệp này có thể đã có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông và người đại diện theo pháp luật, nhưng sự hiện diện rõ rệt của hai cá nhân này trong giai đoạn hình thành và phát triển của cả hai công ty đặt ra nhiều nghi vấn. Liệu đây chỉ là những cổ đông thông thường, hay chính là những mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sữa bột giả đã hoạt động tinh vi suốt gần 4 năm qua?

Vụ án đang trong quá trình điều tra mở rộng, nhưng với quy mô hoạt động lên tới hàng trăm sản phẩm, doanh thu gần 500 tỷ đồng và sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân và pháp nhân, dư luận vẫn đặt câu hỏi: Ai thực sự là người đứng sau điều hành đường dây này?

Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/duong-day-san-xuat-gan-600-loai-sua-bot-gia-thu-loi-gan-500-ty-dong-ai-dung-dang-sau/31840642
Cùng chuyên mục