Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Dự báo, nhận định, dự đoán,... quá nhiều gây nhiễu loạn. Nên nghe, xem, hiểu thế nào ?
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 19:27
Google news

TTCK có phát triển đến đâu hay thiên biến vạn hóa bằng trăm cách nào thì cũng được vận hành và duy trì bằng con người. Và con người - chúng ta thì chưa bao giờ được coi là duy lý, không chỉ trong việc đầu tư mà cả cuộc sống thường nhật cũng để cho các bản chất tâm lý nguyên thủy chiến thắng lập luận logic và kỷ luật của bản thân.

Chuỗi bài viết này sẽ đưa đến cho nhà đầu tư nhận diện và hạn chế được các hiện tượng tâm lý cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của mình.

“ Những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên thế giới có nhiều kiến thức về tâm lý học hơn là tài chính”

1.    Dự báo tương lai bằng cách sử dụng dữ liệu quá khứ

Tôi thấy rất nhiều nhận định kiểu thế này: “Nhìn vào biểu đồ lịch sử, cứ những lần FED giữ lãi suất cao trong một thời gian dài thì nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái và nền kinh tế sẽ sụp đổ”.

Thường những nhận định trên trang mạng xã hội sẽ theo thiên hướng này: “Đưa chart ra và ép nó có ý nghĩa”

Bạn có thấy được sự hài hước ở đây không?

Chúng ta nghĩ rằng những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ sẽ xuất hiện lại một lần nữa và giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra trong quá khứ mà có thể “xoay chuyển” được cả thị trường đa phần đều là những sự kiện ngoại lai. Những sự kiện này rất hiếm khi xảy ra và không hề có lịch sử trước đó, vd: bong bóng Dotcom năm 2000 hay COVID, chiến tranh Nga, Trung Đông, ….

Ví dụ như thảm họa hạt nhân tại Fukushima:

Đây là trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản trong vòng hơn một trăm năm qua. Trong khi đó, hai lò phản ứng số 1 và 3 xảy ra sự cố tại Nhà máy ĐHN Fukushima I thuộc loại lò thế hệ cũ (đời đầu thế hệ thứ II); được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức thấp hơn cường độ động đất đã xảy ra. Nguồn (most.gov.vn)

Trận động đất đã nằm ngoài tính toán của các nhà khoa học Nhật Bản. Nếu họ có trí tưởng tượng phong phú hơn và lập kế hoạch cho cơn động đất lớn hơn thì chúng ta sẽ không bao giờ biết được rằng đã có sự kiện như vậy xảy ra và cũng sẽ không có bài học nào cho ngày hôm nay.

2.    Lời khuyên cho người thích dự báo

Có ba lý do tại sao dự báo tương lai rất khó:

1.    Thực tế phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ.
2.    Việc dự báo không lường trước được khả năng thất bại.
3.    Các dự báo thường mơ hồ, không có đưa ra kết luận cụ thể.

Việc dự báo tương lai không phải là việc chỉ có trong lĩnh vực đầu tư. Nó còn tồn tại trong các trường hợp như: doanh nghiệp lên kế hoạch ngân sách, nhà sản xuất lên kế hoạch sản xuất hay các nhà quảng cáo lên chiến dịch quảng bá sản phẩm…

Thành quả của việc dự báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đôi lúc có thể cho ra một kết quả khác hoàn toàn so với những gì chúng ta đã dự định. Có 4 trường hợp có thể xảy ra:

1.    Kết quả đúng do dự báo đúng: Rất hiếm

2.    Kết quả đúng nhưng không phải vì lý do mà bạn nghĩ: Cũng hiếm không kém nhưng có khả năng gây hiểu lầm về khả năng dự báo.

3.    Kết quả sai, dự báo quá mơ hồ khiến chúng ta không biết làm gì: Trường hợp này rất phổ biến.

4.    Kết quả sai, dự báo rằng có khả năng mình sẽ sai, rút ra được bài học và đi tiếp: Rất hiếm người làm được như vầy.

Trong đầu tư, việc dự báo có liên quan đến xác suất nhưng khi người khác đọc thì họ chỉ quan tâm đến kết quả: đúng hoặc sai.

Nếu bạn là một người thích dự báo, bạn nghĩ thế nào nếu bạn đã làm hết sức mình để phân tích đủ thứ và có người vào nhận xét: “Ông làm sai rồi, tôi phân tích kỹ hơn và thấy không phải như vậy”. Đây không phải là trường hợp hiếm có, tôi đã từng gặp rất nhiều. Cho dù anh A có làm tốt tới đâu hay anh B có thiện chí nhận xét thế nào đi chăng nữa thì đa phần đều có nảy sinh cãi vã.

Cách tốt nhất là bạn nên suy nghĩ rằng dự báo này chỉ để dành cho bạn. Thừa nhận ngay từ lúc làm dự báo rằng có khả năng bạn sẽ sai nên bạn không cần thiết phải chấp nhận việc người khác bác bỏ quan điểm của bạn.

Hầu hết mọi người dự báo là vì họ muốn thị trường phải hoạt động theo cách của họ chứ không phải phân tích tại sao thị trường lại hoạt động như vậy. Tuy nhiên, bằng việc thừa nhận rằng bạn có thể sai, điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch tốt hơn. Khi nhận ra rằng không có một sự chắc chắn nào ở đây cả, bạn sẽ thấy do dự trong việc đưa ra các lời dự báo và thậm chí không còn muốn dự báo nữa. Đây chính là việc mà bạn nên làm.

3. Lời khuyên cho người thích đọc dự báo

Mặc dù biết rằng không ai có thể phán đoán được tương lai nhưng tôi không từ chối việc đọc các dự báo. 

Có rất nhiều người thông minh đưa ra nhận xét của họ về thị trường trong tương lai nhưng đa phần tôi đọc để biết tình hình chung và cho dù những người đó có phán đoán thế nào đi chăng nữa tôi cũng sẽ không làm theo họ. 

Trong đầu tư, chúng ta hay quan trọng chuyện đúng sai. Chúng ta xem thế giới này chỉ có màu trắng hoặc đen. Không đúng là sai, không sai là đúng. Đúng thì khen, sai thì chê bai.

Khi đọc dự báo, chúng ta ngay lập tức đưa ra lựa chọn: làm theo hoặc mặc kệ lý lẽ của những người đó. Tôi cho rằng, chúng ta đừng nên có quan điểm đầu tư như vậy. Hãy chọn cách thứ 3: “Tham khảo nhưng chưa chắc làm theo”

Việc đọc các dự báo ngắn hạn của nhiều người khác giúp tôi biết được rằng thế giới này đang hoạt động thế nào. Lãi suất tăng, lãi suất giảm, người ta đang làm gì với những chuyện đó, các nhà đầu tư đang phản ứng thế nào với thị trường… Đó là những thông tin mà tôi sẽ lọc ra và sử dụng cho việc lên kế hoạch đầu tư của mình chứ không phải là nghe răm rắp theo lời kêu gọi của người khác (kể cả khi họ đúng).
Việc đầu tư mà cứ làm theo lời của người khác, kể cả tôi, có ba điểm yếu:

1.    Bạn không hiểu được mình đang làm cái gì.

2.    Quan điểm đầu tư của mỗi người khác nhau.

3.    Người đưa dự báo chắc chắn có mục đích gì đó.

Người ta có thể đầu tư trải dài trong suốt 1 năm với tâm lý thoải mái nhưng giả sử bạn đang trong tình trạng tài chính eo hẹp và muốn kiếm lời nhanh thì lúc này hai quan điểm đầu tư bị đối lập.

Khi chúng ta chỉ biết nghe theo người khác, không đào sâu tìm hiểu và cho rằng những kiến thức mà chúng ta vừa “nhặt” được là của mình… rốt cuộc là chúng ta chỉ biết chứ không có hiểu. Và khi sự kiện gì đó xảy ra làm kết quả không đạt như mong đợi là chúng ta vội vàng nói lời chia tay.

Việc người khác đưa dự báo luôn có một mục đích tiềm ẩn nào đó: để bán sách, để tăng uy tín cho bản thân, tìm khách hàng hay muốn giúp người khác… Bạn nên thận trọng trước khi biết mục đích thật sự của họ là gì và nếu có xem thì chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.

Theo dõi các video hướng dẫn phân tích kĩ thuật tại kênh YOUTBE của tôi TẠI ĐÂY

Thị trường đóng cửa
HNX30
Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VN30
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn