Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Đối sách khôn khéo để Việt Nam đón đầu "làn sóng" dịch chuyển chuỗi cung ứng
Chuyên mục:

Kinh tế

Người đưa tin | 20:44
Google news

Với vị trí chiến lược quan trọng và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn

Chiều 21/2, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Chuỗi cung ứng toàn cầu: Xu hướng và cơ hội cho Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, mô hình Khu thương mại tự do (FTZ) và Quốc gia Thương mại Tự do (FTC) đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế và giảm thiểu các rào cản trong giao thương.

“Việt Nam, với vị trí chiến lược quan trọng và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng”, ông Thiện nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Vì vậy, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tận dụng và triển khai các mô hình này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, mở ra nhiều cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cũng tại Hội thảo, GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ) đánh giá Việt Nam đang ở thời điểm rất quan trọng.

Thời gian qua, các công ty trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đồng thời, nước ta có vị trí rất đặc biệt, vai trò trung lập khi vừa hợp tác được với cả Trung Quốc và Mỹ.

"Việt Nam đang ở kỷ nguyên mới, Việt Nam có lãnh đạo năng động, vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong dòng chảy thương mại quốc tế, cùng với đó đang ở vị thế tốt để đóng vai trò ngoại giao trước những diễn biến thế giới ngày càng phức tạp", ông John Kent nói.

GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).

GS. John Kent khuyến nghị Việt Nam có thể tận dụng tốt đường biên giới với Trung Quốc để hình thành các khu thương mại tự do là khu vực chuyên biệt dành cho thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kho ngoại quan và chế biến xuất khẩu. 

Vị chuyên gia này cũng cho biết, Việt Nam có thể phát triển các khu hợp tác kinh tế và biên giới để khuyến khích thương mại biên giới và chế biến xuất khẩu, cải thiện quan hệ với nước láng giềng và cải thiện điều kiện kinh tế ở những khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. 

Ở những khu vực này có thể tập trung vào sản xuất linh kiện, để vật tư đầu vào từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vào Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trở lại hay tung ra thị trường.

Ông cũng đánh giá và kỳ vọng Việt Nam có thể hướng đến trở thành quốc gia thương mại tự do với việc thành lập nhiều khu thương mại tự do khác nhau giống với kinh nghiệm và mô hình từ Singapore.

Tận dụng vị thế trung lập ngoại giao

GS. John Kent nhấn mạnh việc Việt Nam phải đa dạng hóa nguồn cung, với mục tiêu giảm nguy cơ phụ thuộc thông qua việc đa dạng hóa nhà cung cấp. Cùng với đó, cần có mục tiêu là tránh thuế quan từ việc gia công sản xuất ở nước bạn.

Tiếp đến, GS. John Kent cũng cho rằng, Việt Nam cần thiết kế các trung tâm tạo ra giá trị. Cụ thể, thiết kế một phần, một vài khu vực (Free trade zone) hoặc toàn bộ quốc gia (Free trade country FTC) trở thành khu thương mại tự do. Trong đó, Việt Nam suy nghĩ, cân nhắc ý tưởng trong đó có việc miễn thuế quan và miễn thị thực để có thể khuyến khích giao thương, không chỉ riêng về mặt hàng hóa.

Đồng thời, ông cũng chia sẽ kinh nghiệm của mình liên quan đến vấn đề ngoại giao và các nhà ngoại giao trong việc giao lưu thương mại. Trong đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh vai trò vị thế trung lập của Việt Nam trong vấn đề thương mại và ngoại giao.

Vì vậy, ông cũng khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng vị thế trung lập ngoại giao của Việt Nam với các nước Trung Quốc và Hoa Kỳ (giống như Thụy Sĩ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu).

“Cần triển khai thương mại tự do (FTZ) cho toàn bộ đất nước Việt Nam, có thể sử dụng khuôn khổ pháp lý, lấy kinh nghiệm và hình mẫu từ Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc)”, ông John nhấn mạnh.

Phạm Thị Thanh Loan

Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục