Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
DCM: Cổ phiếu DCM tăng ‘nóng’ trước giờ G
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Thời báo kinh doanh | 17:11
Google news

Trong phiên đầu tuần (8/7), mặc dù giá cổ phiếu DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau tăng hết biên độ lên 40.100 đồng/cp nhưng nhà đầu tư vẫn "xếp hàng" chờ mua. Thanh khoản cổ phiếu sôi động với hơn 17 triệu đơn vị, đứng thứ 4 toàn sàn.

Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu DCM đã tăng gần 30%. Và mức giá hiện tại cũng chính là vùng đỉnh của cổ phiếu này.

Cổ phiếu DCM tăng kịch trần trong phiên 8/7.

Cổ phiếu DCM diễn biến tích cực trong bối cảnh Đạm Cà Mau ghi nhận kết quả kinh doanh hồi phục trong quý I/2024 khi ghi nhận hoàn thành 43% kế hoạch năm về lãi ròng, tương ứng đạt 349 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất. So với cùng kỳ năm trước, lãi thu về của doanh nghiệp tăng 52%.

Mới đây, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Đạm Cà Mau, doanh nghiệp đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế với 841,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 794,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 20% vào ngày 11/7 tới đây. Ngày đăng ký cuối cùng của cổ đông là ngày 25/6, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6. Với 529,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến doanh nghiệp sẽ chi 1.058 tỷ đồng cho lần trả cổ tức này.

Trong báo cáo triển vọng ngành phân bón mới cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong năm 2024, do mảng urê đã bão hòa nên hầu hết các doanh nghiệp lớn như Đạm Cà Mau đều muốn gia tăng thị phần tại phân khúc NPK. Gần đây nhất là thương vụ mua lại nhà máy sản xuất NPK Hàn – Việt (KVF) của Đạm Cà Mau, công suất 360.000 tấn/năm, giúp nâng tổng công suất NPK của Đạm Cà Mau lên 660.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ của KVF chỉ duy trì ở mức thấp, 70.000 – 100.000 tấn/năm và luôn ghi nhận lỗ kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ 2018. Sau khi được mua lại cuối quý I/2024, Đạm Cà Mau kỳ vọng nhà máy KVF sẽ bắt đầu có lãi gộp từ quý II/2024, ước tính khoảng 3% - 5%.

Một trong những yếu tố kỳ vọng khác đối với ngành phân bón là Luật Thuế VAT sửa đổi, đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Một trong những điểm sửa đổi lần này là đưa phân bón vào danh mục chịu thuế VAT 5% (từ diện không chịu thuế).

Hiện tại, giá phân bón trong nước cao hơn giá phân bón nhập khẩu một phần là do giá thành cao hơn khi các doanh nghiệp sản xuất phải chịu thêm chi phí VAT 10% (do không được khấu trừ). Nếu việc áp thuế được thông qua, VDSC cho rằng giá thành sản xuất phân bón trong nước có thể giảm, đồng thời giá bán phân bón nhập khẩu sẽ tăng thêm 5% do thuế VAT. Điều này giúp gia tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa.

Châu Giang-Link gốc

Thị trường đóng cửa
DCM
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn