Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
DCL: Tổng Giám đốc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Dược Cửu Long đồng loạt xin nghỉ việc
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

An ninh tiền tệ | 22:11
Google news

Được biết, ông Hải vừa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc vào ngày 1/9/2022, sau sự cố dàn lãnh đạo cũ Dược Cửu Long bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Như vậy, ông Hải ngồi "ghế nóng" được gần 2 năm.

CTCP Dược Cửu Long (mã chứng khoán DCL) vừa thông báo về đơn từ nhiệm của Tổng Giám đốc là ông Lương Trọng Hải. Trong đơn, ông Hải cho biết thời gian tới vì một số lý do cá nhân nên không thể bố trí thời gian để tham gia đầy đủ các hoạt động Công ty trên cương vị Tổng Giám đốc. Theo đó, ông Hải đề nghị được từ chức từ ngày 1/8/2024.

Được biết, ông Hải vừa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc vào ngày 1/9/2022, sau sự cố dàn lãnh đạo cũ Dược Cửu Long bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Như vậy, ông Hải ngồi "ghế nóng" được gần 2 năm.

Trước đó, một Thành viên HĐQT, Trưởng Ban Kiểm soát và 1 phó tổng Công ty cũng vừa từ nhiệm, với lý do tương tự ông Hải. Công ty mới đây đã có Trưởng Ban Kiểm soát mới là bà Nguyễn Thị Thu Hường.

Dược Cửu Long có tiền thân là Công ty Nhà nước. Từ năm 2015, Tập đoàn F.I.T chính thức đầu tư và đang là công ty mẹ của Dược Cửu Long với tỷ lệ sở hữu hơn 58% vốn.

Cuối năm 2021, Dược Cửu Long vướng vào lùm xùm lao lý khi cựu Tổng Giám đốc Dược Cửu Long, ông Lương Văn Hóa cùng ông Nguyễn Thanh Tòng, cựu Phó Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Thanh Hải, cựu kế toán trưởng Dược Cửu Long bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Lên tiếng về điều này, Dược Cửu Long cho biết trong vụ việc cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị bắt tạm giam do không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng đặt hàng sản xuất thuốc Oseltamivir, công ty có liên quan đến hợp đồng sản xuất thuốc Oseltamivir của công ty với Bộ Y tế. 

Theo Dược Cửu Long, sự vụ diễn ra từ giai đoạn 2005-2007, thời điểm doanh nghiệp vừa cổ phần hóa và chưa niêm yết. Tại thời điểm đó, cổ đông Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối và vụ việc xảy ra trước khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tiếp nhận Dược Cửu Long. Tại thời điểm diễn ra sự việc, công ty mẹ hiện tại là F.I.T cũng chưa đầu tư sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Dược Cửu Long.

Về phán quyết sau cùng Dược Cửu Long phải bồi thường 58 tỷ cho Bộ Y tế, đây là vấn đề được quan tâm tại nhiều kỳ ĐHĐCĐ thời gian qua. Tiếp tục thông tin với cổ đông tại kỳ Đại hội năm 2024, Công ty cho biết đã gửi Công văn đến Bộ Y tế, Cục thi hành án dân sự Tp Hà Nội để xin được thanh toán theo lộ trình (8 lần) từ 14/3/2024-14/9/2027. Đến hiện tại, Dược Cửu Long đã nộp 7,2 tỷ đồng.

"Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong năm 2024 và các năm tới với mục tiêu tăng trưởng 20%/năm, nhu cầu vốn lưu động là tượng đối lớn. Việc thanhh toán bồi thường nhiều lần cho Bộ Y tế sẽ không ảnh hưởng đển hoạt động Công ty, trong trường hợp phải nộp toàn bộ thì Công ty sẽ cân đối nguồn trả nợ bằng việc thu hồi các khoản đầu tư về để bồi thường", biên bản họp ĐHĐCĐ Dược Cửu Long ghi.

Năm 2024, Dược Cửu Long đặt kế hoạch doanh thu 1.377,5 tỷ - tăng 20% và LNTT gần 128 tỷ đồng – tăng 64% so với năm 2023.

Tri Túc

Thị trường đóng cửa
DCL
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục