Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Danh mục tự doanh hơn 9 tỷ USD mang lại lợi nhuận "kếch xù" cho các công ty chứng khoán
Chuyên mục:

Thị trường

VnEconomy | 20:15
Google news

Các công ty chứng khoán đẩy mạnh mảng tự doanh, so với thời điểm đầu năm 2024, danh mục tự doanh tăng 12,2% đạt hơn 230.000 tỷ đồng, theo thống kê từ VnEconomy.

Ảnh minh họa.

Chỉ đứng sau cho vay margin, nghiệp vụ tự doanh là mảng mang lại những khoản lời hậu hĩnh nhất cho các công ty chứng khoán. 

Danh mục tự doanh các công ty chứng khoán chủ yếu nằm trong 3 khoản mục chính, gồm: FVTPL, HTM và AFS. Trong đó, FVTPL (Fair Value Through Profit and Loss) là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ, được hạch toán theo giá trị thị trường và đánh giá lại tài sản trên bảng kết quả kinh doanh vào mỗi kỳ báo cáo.

AFS (Available for Sale) là tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Nhưng khác với FVTPL, lãi/lỗ chưa thực hiện của AFS sẽ không hạch toán trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, nếu có thay đổi. Còn HTM là các khoản tài sản tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.

Thống kê của VnEconomy trên 70 công ty chứng khoán theo dõi cho thấy, tổng danh mục tự doanh ở thời điểm cuối quý 2/2024 ghi nhận hơn 230 nghìn tỷ đồng tương đương hơn 9 tỷ USD, tăng 12,2% so với con số đầu năm 2024. Trong đó, FVTPL chiếm 62%; HTM chiếm 22% còn lại là AFS. 

SSI là công ty chứng khoán sở hữu danh mục tự doanh lớn nhất chủ yếu FVTPL, cho thấy doanh nghiệp ưa đầu tư lướt sóng cổ phiếu với giá trị cổ phiếu niêm yết 1.092 tỷ đồng. Các cổ phiếu niêm yết SSI đang nắm giữ gồm VPB, STB, CTB, HPG với giá trị gốc đầu tư 1.130 tỷ đồng. Trái phiếu 14.469 tỷ đồng, chứng chỉ tiền gửi 23.282 tỷ đồng. Trong kỳ, SSI ghi nhận khoản lãi từ danh mục này 1.034 tỷ đồng tăng mạnh so với con số cùng kỳ năm ngoái. 

Tài sản tài chính AFS: Trong đó ghi nhận PanFarm và Concung, các cổ phiếu chưa niêm yết khác lên tới 289 tỷ đồng. Các khoảm đầu tư HTM chủ yếu là tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, nếu so với đầu năm, danh mục tự doanh của SSI lại giảm từ 49.024 tỷ đồng còn 43.468 tỷ đồng.

Cùng với tăng doanh thu từ cho vay margin và môi giới, SSI báo lãi trước thuế quý 2 đạt 1.041 tỷ đồng, lần lượt tăng 44,5% và 59% so với cùng kỳ 2023.

VnDirect đứng thứ hai với danh mục tự doanh 26.575 tỷ đồng tăng 2.500 tỷ đồng so với con số đầu năm. Danh mục FVTPL của VnDirect chủ yếu là trái phiếu niêm yết gần 8.600 tỷ đồng, chứng chỉ tiền gửi 7.390 tỷ đồng và cổ phiếu niêm yết 1.283 tỷ đồng với 3 cổ phiếu VPB, HSG, ACB. 

TCBS và VCI có chiến lược đầu tư dài hạn rõ rệt hơn. Tại TCBS danh mục tự doanh chủ yếu là Tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS 18.783 tỷ đồng, chiếm 91% tổng giá trị danh mục tự doanh. 

Trong kỳ, TCBS đã hiện thực hóa lợi nhuận từ một số giao dịch kinh doanh chứng khoán. Nhờ đó, trong đó là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) cao hơn 3.3 lần cùng kỳ, đạt gần 697 tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh thu. Cùng với các khoản lãi cho vay và doanh thu môi giới tăng, lãi ròng của TCBS đạt gần 1.300 tỷ đồng, tăng 193% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lãi ròng ở mức hơn 2.200 tỷ đồng, tăng 187%. Đây đều là các con số kỷ lục từ trước đến của Doanh nghiệp.

Tương tự, tại VCI, danh mục tự doanh tăng gần 3.000 tỷ so với đầu năm đạt 9.830 tỷ, trong đó tài sản AFS 8.513 tỷ đồng chiếm 86%. Về kết quả kinh doanh, VCI báo lãi trước thuế 343 tỷ đồng tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

VpBankS cũng ghi nhận tổng giá trị danh mục tự doanh tăng 1.000 tỷ so với đầu năm đạt 12.888 tỷ đồng, trong đó danh mục FVTPL chiếm tới 83% chủ yếu là trái phiếu 8.160 tỷ đồng; cổ phiếu 1.637 tỷ đồng. 

ACBS là công ty chứng khoán ghi nhận danh mục tự doanh 11.856 tỷ đồng tăng mạnh nhất 5.426 tương ứng tăng 84% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tăng chủ yếu ở tài sản HTM từ 5119 tỷ đầu năm lên 9.860 tỷ cuối quý 2/2024. 

Một số công ty chứng khoán chỉ tập trung lướt sóng cổ phiếu như HSC với giá trị danh mục 834 tỷ đồng; các cổ phiếu danh mục gồm FPT, TCB, VPB, chủ yếu là trong nhóm VN30, MWG, SSI, VCB, MSN, VIC...

Cũng giống như SSI, danh mục tự doanh của KBSV lại đảo chiều giảm mạnh từ gnaf 6.700 tỷ đồng xuống còn 3.109 tỷ đồng. Chứng khoán BVSC cũng ghi nhận danh mục tự doanh giảm, Chứng khoán DNSE...

Một số công ty ngược lại ghi nhận doanh thu từ hoạt động tự doanh giảm mạnh như VPS. VPS đang sở hữu danh mục tài sản tài chính FVTPL hơn 5.570 tỷ đồng, trong đó 94% là công cụ thị trường tiền tệ. Doanh thu từ nghiệp vụ đầu tư này giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do phần cổ tức, tiền lãi phát sinh từ các tài sản thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ. Đồng thời, lãi từ việc bán các tài sản này cũng giảm mạnh.

Tuy nhiên, nhờ doanh thu nghiệp vụ môi giới và cho vay tăng mạnh, VPS lãi sau thuế gần 523 tỷ đồng trong quý 2, gấp 6.3 lần cùng kỳ. 

Mặc dù mang lại nguồn thu hậu hĩnh cho các công ty chứng khoán, tuy nhiên, so với tổng tài sản thì tỷ trọng danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán là nhỏ do quy mô vốn còn hạn chế và tự doanh cổ phiếu chủ yếu nhằm phục vụ hoạt động quản trị rủi ro sản phẩm phái sinh.

FiinGroup mới đây đã tổng hợp từ báo cáo tài chính của 85 Công ty Chứng khoán, có tổng tài sản đạt gần 483 nghìn tỷ đồng có tổng danh mục tự doanh 235 nghìn tỷ đồng cuối năm 2023 trong đó cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 21% tương ứng với hơn 49 nghìn tỷ đồng.

Lý do về sự hạn chế về quy mô, theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, mức độ biến động của thị trường rất lớn làm cho việc khó quản trị rủi ro và quản trị lợi nhuận của các công ty chứng khoán; Tiềm lực vốn chủ còn hạn chế trong khi vốn vay chủ yếu phục vụ hoạt động cho vay margin; Quy định về an toàn vốn. 

Kiều Chinh-Link gốc

Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VN30F1M
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn