Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Đại gia xăng dầu miền Bắc vừa được cấp quyền kinh doanh khí LNG tại Việt Nam
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Vietnam Daily | 10:35
Google news

Hải Linh là công ty xăng dầu tư nhân đầu tiên được phép kinh doanh khí LNG. Trước đó vai trò này phụ thuộc hoàn toàn vào PV GAS.

Ông Lê Văn Tám - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Linh (trái) tại buổi lễ ký kết bán 49% cổ phần của Kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đưa tin từ S&P Global, Công ty TNHH Hải Linh vừa được cấp giấy phép xuất nhập khẩu khí LNG và trở thành công ty thứ hai được kinh doanh LNG, sau Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS – Mã: GAS).

Trước đó Tại Hội nghị chuyên đề vận hành cảng LNG Cái Mép diễn ra vào tháng 5, Hải Linh cùng các đối tác Atlantic, Gulf and Pacific LNG (AG&P) cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Kho LNG Cái Mép nằm tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cung cấp các giải pháp cung cấp LNG tích hợp thông qua AG&P LNG và liên doanh hạ nguồn của Hải Linh - Vietfirst Gas.\

Nói thêm, Công ty TNHH Hải Linh là chủ đầu tư Kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cảng này đã hoàn thiện xong phần đầu tư xây dựng, sẵn sàng đưa vào chạy thử và vận hành thương mại.

Cảng nhập LNG Cái Mép có trị giá 500 triệu USD, với công suất 3 triệu tấn/năm và có thể nâng cấp lên 6 triệu tấn/năm. Kho cảng LNG Cái Mép được kết nối qua tuyến ống với tổ hợp các nhà máy điện có quy mô lớn nhất Việt Nam, khu công nghiệp Phú Mỹ, với công suất điện khí là 3,9 GW.

Cảng LNG Cái Mép. 

Trở lại với Công ty Hải Linh, công ty được thành lập vào năm 2002, có trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ,là một trong những đầu mối kinh doanh xăng dầu  lớn ở phía Bắc, đặc biệt là trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng,... Người đại diện pháp luật của công ty hiện là ông Lê Văn Tám (sinh năm 1966). Ông đồng thời cũng là Chủ tịch thành viên kiêm Tổng Giám đốc.

Theo cập nhật mới nhất về vốn điều lệ, vào tháng 6/2024, công ty tăng vốn điều lệ từ 1.350 tỷ đồng lên 1.950 tỷ đồng. Trong đó, ông Lê Văn Tám nắm hơn 90,2% vốn, phần lại do vợ ông Tám là bà Nguyễn Thị Hải nắm giữ.

Hiện tại công ty Hải Linh có khoảng hơn 200 đại lý trên địa bàn các tỉnh, thị phần xăng dầu của công ty chiếm 20-30% và thị phần gas chiếm trên 50% thị phần khu vực.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Công ty TNHH Hải Linh được cho là chỉ xếp sau Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, và đứng trên các doanh nghiệp xăng dầu nổi tiếng như CTCP Tập đoàn Thiên Minh Đức, CTCP Hóa dầu quân đội (MIPEC), Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex...

Theo báo cáo tài chính năm 2019, Hải Linh có doanh thu thuần đạt 18.880 tỷ đồng, vượt xa cả Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà của nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng (doanh thu thuần năm 2019 đạt gần 10.383 tỷ đồng).

Dù đạt mức doanh thu và có sự tăng trưởng rất tốt giai đoạn 2017-2019, lợi Công ty Hải Linh lại có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2017 công ty đạt lợi nhuận 469,9 tỷ đồng, năm 2018 giảm xuống còn 423 tỷ đồng và 2019 là 449 tỷ đồng.

Ngoài Công ty TNHH Hải Linh, trong hệ sinh thái của ông Lê Văn Tám còn có một số doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Điện Lực Hiệp Phước, Công ty TNHH MTV dầu khí Hải Linh Vũng Tàu, CTCP kho Cảng Cái Mép, CTCP Kho cảng LNG Cái Mép, CTCP Hải Linh LNG...

Diễm Phương-Link gốc

Thị trường đóng cửa
GAS
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục