Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cuộc sống của cộng đồng công nhân Campuchia trong công ty cao su Việt Nam
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Báo Nông nghiệp Việt Nam | 07:45
Google news

Làm ăn, sinh sống rồi sinh con đẻ cái trong rừng cao su, càng ngày cộng đồng người Campuchia gắn với cây cao su càng đông đúc, xôm tụ hơn.

Từ 10 công nhân viên trong những ngày đầu thành lập, sau 15 năm, tổng số nhân sự của Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa Kampong Thom đã lên đến xấp xỉ 1.200 người. Họ đã tạo thành những cộng đồng đông đúc bên trong những cánh rừng cao su với nhiều thế hệ cùng sinh sống, làm việc, học tập.

Trong số 1.200 lao động hiện nay của Cao su Bà Rịa Kampong Thom, chỉ có 74 người Việt Nam, đa phần đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo hoặc lao động gián tiếp, còn lại là người Campuchia. Đến đây làm việc và gắn bó với cây cao su, họ được công ty tạo điều kiện về nơi ăn chốn ở, hỗ trợ về hạ tầng để ngày càng yên tâm công tác.

Ông Hoàng Hữu Tuấn, Tổng Giám đốc của Cao su Bà Rịa Kampong Thom chia sẻ, lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến người lao động, có nhiều chính sách chăm sóc cũng như thường xuyên tiếp xúc gần gũi để lắng nghe, chia sẻ những mong muốn của công nhân. "Vì thế mà công nhân của Cao su Bà Rịa Kampong Thom rất ổn định, không ai muốn đi chỗ khác", ông Hoàng Hữu Tuấn khẳng định.

Kun Puthy Mony, năm nay 16 tuổi, nhân dịp nghỉ hè em về phụ giúp cha mẹ bán hàng trong một cửa hàng tạp hóa của khu dân cư. Cửa hàng nhỏ này bán đủ các loại nhu yếu phẩm, gas, đồ ăn sẵn, hoa quả... phục vụ những bà con Campuchia sinh sống lân cận. Hiện nay, công ty Cao su Bà Rịa Kampong Thom tổ chức được 4 cụm dân cư dành cho công nhân với 500 căn hộ, tương đương 1.000 phòng ở và luôn kín 100%.

Ngay từ năm 2011, công ty đã xây dựng một ngôi trường bằng gỗ phục vụ nhu cầu học tập của con em công nhân, các cháu không phải đi học xa và không phải thất học. Đến năm 2015, trường đã được xây dựng lại cấp 4 và được mang tên Trường tiểu học Hữu nghị Bà Rịa - Kampong Thom, trong đó kinh phí do Tổ chức Room To Read tài trợ 75% và công ty đóng góp 15%.

Bên cạnh đó, Cao su Bà Rịa - Kampong Thom cũng rất quan tâm đến đời sống tôn giáo cho công nhân và người dân địa phương, công ty cùng với 2 công ty lân cận là Công ty TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa Kampong Thom và Công ty TNHH Phát triển Cao su Tân Biên đã đóng góp xây dựng 1 ngôi chùa tại xã Kroyea, huyện Santuk với tổng kinh phí 180.000 USD.

Hiện nay công ty kêu gọi đóng góp của cán bộ, công nhân viên và quỹ tự có để xây dựng thêm 1 ngôi chùa trên địa bàn công ty nhằm phục vụ đời sống tôn giáo cho bà con công nhân và đã được Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Vương quốc Campuchia công nhận.

Ông Hoàng Hữu Tuấn cho biết, hiện công ty còn khoản kinh khí 15 triệu riel, dự kiến sẽ dùng để trùng tu, mở rộng ngôi chùa này. Trong ảnh là ông Hoàng Hữu Tuấn (áo kẻ), tặng quà cho các sư trong ngồi chùa của công ty.

Ngoài thời gian làm việc tại các vườn cao su, công nhân của Cao su Bà Rịa - Kampong Thom có thể phát triển nông nghiệp tại nhà cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi với các đối tượng khai thác như trồng sắn, trồng điều, nuôi bò thịt. Đây vừa là nguồn cung thực phẩm, vừa là phương án tăng gia, phát triển kinh tế gia đình và tận dụng thời gian ngoài công việc thường xuyên của các công nhân Campuchia.

Từ khi hoạt động đầu tư tại Campuchia, Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa Kampong Thom luôn luôn quan tâm đến đời sống của người công nhân, làm tốt chính sách an sinh xã hội. Do đó, đời sống của công nhân từng bước được nâng cao, tạo hiệu ứng góp phần mang lại sắc thái, diện mạo mới cho địa bàn dân cư quanh vùng nơi công ty trú đóng, được công nhân, người dân và chính quyền địa phương nước sở tại đánh giá cao.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện có 16 công ty đầu tư cao su trải dài trên 7 tỉnh tại Campuchia, với diện tích 87.584,84 ha. Những năm qua, diện tích và sản lượng khai thác của khu vực Campuchia không ngừng tăng cao. Campuchia đang là khu vực có sản lượng lớn thứ 2 của Tập đoàn, sau Đông Nam bộ.

Khu vực này hiện có 9 nhà máy chế biến với công suất 118.900 tấn/năm. Sản phẩm cũng ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: SVR 10, 20 (105.900 tấn); RSS (7.000 tấn); SVR 3L, 5 (6.000 tấn). Các dự án tại Campuchia góp phần gia tăng năng lực sản xuất cao su thiên nhiên của Tập đoàn trong bối cảnh diện tích phù hợp cho phát triển cây cao su tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần gần đây.

Tùng Đinh-Link gốc

Thị trường đóng cửa
BRR
Thị trường đóng cửa
GVR
Thị trường đóng cửa
PHR
Thị trường đóng cửa
RTB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn