Tính đến cuối quý 3/2024, EIB (lãi 27,6 tỷ đồng) và DNP (lãi 6 tỷ đồng) là 2 trong số những cổ phiếu niêm yết mang về lợi nhuận cho VietinBank Securities. Ngược lại, các khoản đầu tư vào GEX, VSC hay VPB vẫn chưa mang về quả ngọt.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh của
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities – HOSE: CTS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 301,66 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lãi bán tài sản tài chính FVTPL đạt 142 tỷ đồng, tăng 68% so với quý 3/2023, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 78 tỷ đồng, tăng 10%. Ở chiều ngược lại, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) và doanh thu nghiệp vụ môi giới giảm lần lượt 20,5% và 26,5% về còn 31 tỷ đồng và 25 tỷ đồng.
Doanh thu tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên chi phí hoạt động trong quý 3/2024 của CTS cũng tăng gấp đôi so với quý 3/2023 lên 137,6 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ từ các tài sản tài chính từ mức 20,8 tỷ đồng lên 107,4 tỷ đồng, bao gồm 82,5 tỷ đồng chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản FVTPL, 25 tỷ đồng lỗ bán tài sản FVTPL.
Trừ đi thuế phí, VietinBank Securities thu về 52,68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tương đối so với con số 68 tỷ đồng đạt được trong quý 3/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lãi trước thuế của công ty đạt 214 tỷ đồng, tăng 24% so với 9 tháng đầu năm 2023, tương ứng hoàn thành 76% kế hoạch kinh doanh đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của CTS tăng gần 10% so với thời điểm đầu năm lên 9.281 tỷ đồng. Trong đó, các khoản cho vay đạt 3.119 tỷ đồng, bao gồm 3.048 tỷ đồng cho vay margin và 71 tỷ đồng cho vay ứng trước tiền bán; các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đạt 2.218 tỷ đồng (toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn); 883 tỷ đồng tài sản tài chính sẵn sàng để bán, bao gồm 102 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết và 780 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.
Danh mục tự doanh cổ phiếu niêm yết của
Chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của VietinBank Securities là 2.569 tỷ đồng tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL). Trong số đó, VietinBank Securities rót gần 998 tỷ đồng (giá gốc) vào các cổ phiếu niêm yết. Những khoản đầu tư này tính đến ngày 30/9/2024 có giá trị thị trường đạt 993 tỷ đồng, tương ứng lỗ 6 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh của CTS là 264,9 tỷ đồng cổ phiếu EIB (tương đương 14,1 triệu cổ phiếu) của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Khoản đầu tư này mang về gần 28 tỷ đồng lợi nhuận so với giá gốc.
Tuy nhiên, những khoản đầu tư lớn khác như cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank, cổ phiếu GEX của Tập đoàn Gelex vẫn chưa mang lại “quả ngọt” cho CTS, khi lỗ lần lượt 13 tỷ đồng và 5,3 tỷ đồng.
Tại cuối quý 2/2024, CTS vẫn lãi 10,1 tỷ đồng từ cổ phiếu VSC của CTCP Container Việt Nam (Viconship). Tính đến cuối quý 3/2024, khoản đầu tư này của CTS lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Chia sẻ về chiến lược tự doanh của công ty, tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức đầu tháng 4/2024, Tổng giám đốc Vũ Đức Mạnh cho biết VietinBank Securities là nhà đầu tư chuyên nghiệp, đồng thời là một công ty chứng khoán, công ty dựa trên cách tiếp cận đầu tư an toàn, hiệu quả và tận dụng tối đa cơ hội thị trường.
Chia sẻ với cổ đông, ông Vũ Đức Mạnh nhận định, công ty khi đầu tư vào một mã cổ phiếu đều có lý do, có những luận điểm đầu tư, cơ sở riêng, phải đảm bảo giá trị nội tại cao hơn giá trị thị trường mới đầu tư vào. Đối với các mã cổ phiếu công ty đầu tư, có thể trong 6 tháng, những mã này sẽ đi ngang, nhưng khi thị trường nhận ra giá trị nội tại của doanh nghiệp, thị trường sẽ mua vào mạnh hơn và giá trị cổ phiếu sẽ gia tăng.