Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cơ hội tốt khi 'VN-Index sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật'
Chuyên mục:

Thị trường

Vietnam Finance | 7/4 17:31
Google news

Đại diện Agriseco cho rằng, sau thời gian tạm nghỉ để đánh giá lại tác động từ chính sách thuế quan và chờ đợi những thông tin tích cực từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ, VN-Index có thể thu hẹp đà giảm trong tuần tới, thậm chí xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật.

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một “cú sốc” chưa từng có trong suốt 25 năm hoạt động. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng lên tới 46% với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã khiến thị trường “chao đảo”, dẫn đến phiên giảm điểm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ngày 3/4, chỉ số VN-Index mất gần 88 điểm. Sang ngày 4/4, chỉ số này tiếp tục chịu áp lực lớn và có thời điểm đã đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.200, trước khi dòng tiền bắt đáy nhập cuộc giúp thị trường thu hẹp đà giảm.

Một cách vô tình, kỳ nghỉ lễ diễn ra ngay sau đó lại trở thành “liều thuốc giảm đau” tạm thời của thị trường. Việc có thêm một ngày nghỉ được kỳ vọng sẽ giúp các nhà đầu tư bình tâm trở lại và đánh giá thấu đáo hơn tác động của chính sách thuế quan.

Việc có thêm một ngày nghỉ được kỳ vọng sẽ giúp các nhà đầu tư bình tâm trở lại và đánh giá thấu đáo hơn tác động của chính sách thuế quan

Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để xoa dịu lo ngại về dư chấn từ “cú sốc” thuế quan. Trong bối cảnh đó, giới phân tích đã tiến hành “bóc tách” bản chất sự kiện và phác thảo những kịch bản của thị trường trong thời gian tới.

Thị trường có thời gian và niềm tin để đánh giá lại

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Huy, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, tâm điểm giao dịch của thị trường tuần qua là hai phiên cuối tuần với thanh khoản khớp lệnh kỷ lục. Nguyên nhân chính, theo ông Huy, là do mức thuế nhập khẩu 46% đối với hàng hóa Việt Nam cao hơn nhiều so với những gì thị trường dự báo trước đó.

“Mức thuế cao đột biến này không chỉ tác động về mặt tâm lý bất ngờ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực về kỳ vọng xuất khẩu và tăng trưởng GDP. Do đó tôi cho rằng việc thị trường giảm mạnh trong tuần qua là có cơ sở, cả về mặt tâm lý thị trường cũng như về phương diện đánh giá những tác động đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp”, vị chuyên gia cho hay.

Tuy nhiên, đại diện Agriseco cũng nhấn mạnh tới nỗ lực của Việt Nam trong việc đàm phán với Mỹ để có thể giảm mức thuế nhập khẩu. Đây là thông tin tích cực nhất ở thời điểm hiện tại.

“Quãng nghỉ cuối tuần cùng dịp nghỉ lễ là thời gian để thị trường đánh giá lại một cách kỹ lưỡng hơn những tác động của chính sách thuế quan đến từng nhóm ngành và từng doanh nghiệp cụ thể”, ông Lê Đức Huy chia sẻ.

Cũng theo ông Huy, sau giai đoạn chịu áp lực bán giá sàn và giảm nhanh, thị trường có thể sẽ thu hẹp đà giảm trong tuần tới hoặc thậm chí xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật trong khi chờ đợi những thông tin tích cực từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ.

“Chắc chắn Chính phủ Việt Nam sẽ hướng đến việc đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế xuống mức thấp nhất có thể”, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường Agriseco khẳng định.

Ông phân tích, nếu mức thuế đối ứng 46% được áp dụng, nền kinh tế sẽ phải chịu một “cú sốc” rất lớn bởi Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế cao và phụ thuộc nhiều vào xuấ khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm đến hơn 30% tổng kim ngạch.

Trả lời câu hỏi về khả năng điều chỉnh mức thuế, ông Lê Đức Huy nhận định, kịch bản tích cực nhất là Mỹ sẽ hạ thuế xuống khoảng 20% hoặc thấp hơn. Cơ sở cho nhận định này đến từ việc Tổng thống Trump vẫn để ngỏ khả năng đàm phán và sẵn sàng điều chỉnh mức thuế có một đề nghị “đủ sức hấp dẫn”.

Thực tế, thời gian vừa qua, Việt Nam gần đây đã chủ động thể hiện thiện chí với nhiều động thái như cho phép Starlink nghiên cứu và thí điểm hoạt động tại Việt Nam, giảm thuế với hàng hóa Mỹ, và gia tăng nhập khẩu từ Mỹ. Mới nhất, Tổng bí thư Tô Lâm cũng đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để trao đổi và đưa mức thuế nhập khẩu của Mỹ về 0% đồng thời cũng đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự với hàng hóa từ Việt Nam. Theo ông Huy, đây là tín hiệu tích cực khi hai nước đã có những bước đầu trong trao đổi đàm phán để giảm nhiệt thuế quan.

Theo chuyên gia, thông tin tích cực nhất ở thời điểm hiện tại là Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc đàm phán với Mỹ để giảm thuế nhập khẩu

“Chúng ta sẽ cần theo dõi thêm những yêu cầu từ phía Mỹ đặt ra cho Việt Nam để có thể đàm phán về mức thuế. Tôi cho rằng sau đàm phán, mức thuế 46% mà Mỹ đang áp cho Việt Nam khả năng cao sẽ được điều chỉnh giảm, nhưng mức giảm đến đâu sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán giữa 2 bên”, vị chuyên gia cho hay.

Cơ hội tốt để tái cơ cấu danh mục

Trên thị trường chứng khoán, tác động từ chính sách thuế quan không chỉ dừng lại ở các nhóm ngành có liên quan trực tiếp như dệt may, thủy sản, đồ gỗ, khu công nghiệp, cao su hay logistics mà đã lan đến cả các ngành khác.

Ông Lê Đức Huy chỉ ra rằng, sau phiên giảm điểm kỷ lục với mức giảm 6,68% của VN-Index, gần như tất cả các mã cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đều giảm sản, bất chấp mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với chính sách thuế quan. Vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh, điều này diễn ra bởi tác động tâm lý vô cùng lớn trước con số 46%.

“Nhìn lại giai đoạn 2018-2019 khi thương chiến 1.0 bắt đầu, thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh khoảng 20%, bao gồm cả thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù chúng ta là quốc gia hưởng lợi trong giai đoạn đó. Vậy nên hiệu ứng tâm lý tiêu cực trong giai đoạn hiện tại có thể còn lớn hơn nhiều bởi Việt Nam là một trong các quốc gia chịu tác động lớn nhất”, ông Lê Đức Huy đánh giá.

Điểm sáng hiếm hoi lúc này có lẽ nằm ở mặt bằng định giá cổ phiếu. Theo vị chuyên gia, mặt bằng định giá hiện tại lại thấp hơn nhiều so với giai đoạn thương chiến 1.0 diễn ra. Vì vậy, mức độ sụt giảm có thể mạnh trong ngắn hạn nhưng sẽ có nhịp phục hồi kỹ thuật nhanh sau đó.

Theo chuyên gia, mức độ sụt giảm có thể mạnh trong ngắn hạn nhưng sẽ có nhịp phục hồi kỹ thuật rất nhanh sau đó

Với nhịp điều chỉnh của VN-Index, nhiều cổ phiếu đã được chiết khấu từ 15-20% so với vùng đỉnh, mức điều chỉnh khá hấp dẫn trong ngắn hạn để có thể xem xét cơ cấu danh mục.

“Tôi cho rằng các cổ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ hoặc tập trung vào thị trường trong nước sẽ là cơ hội sau giai đoạn chiết khấu chung từ thị trường”, ông Huy đánh giá.

Vị chuyên gia cho rằng các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan và xu hướng bảo hộ như ngân hàng, bất động sản, xây dựng, bán lẻ, công nghệ sẽ được đẩy mạnh để thay thế động lực tăng trưởng cũ đến từ xuất khẩu và FDI. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu phòng thủ liên quan đến lĩnh vực điện nước, hoặc nhóm cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao cũng sẽ là các nhóm ngành phù hợp cho giai đoạn hiện tại.

Theo ông Lê Đức Huy, các nhóm ngành chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất bởi chính sách thuế quan sẽ là các nhóm ngành xuất khẩu (thủy sản, dệt may, đồ gỗ), ngành cảng biển – logistics, ngành bất động sản khu công nghiệp. Nền kinh tế và nhiều nhóm ngành khác có thể chịu tác động gián tiếp trong xu hướng phi toàn cầu hóa, xu hướng bảo hộ đang được thúc đẩy dưới thời Tổng thống Dobald Trump bởi Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn (kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP xấp xỉ 200%) và chiến lược phát triển phụ thuộc nhiều vào dòng vốn FDI.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
HNX30
Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VN30
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/co-hoi-tot-khi-vn-index-se-xuat-hien-nhip-hoi-ky-thuat/31683753
Cùng chuyên mục