Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cơ hội nào cho ngành thép 'chuyển mình' trong năm 2024?
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Thời báo tài chính VN | 22:20
Google news

Sản xuất thép của Việt Nam được kỳ vọng tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Các doanh nghiệp ngành thép cũng đặt chỉ tiêu lãi lớn hơn, bất chấp việc vừa trải qua một năm 2023 kinh doanh trầm lắng.

Tín hiệu lạc quan

Kết thúc năm 2023 đầy khó khăn và thách thức, nhiều dự báo năm 2024 ngành thép có thể hồi phục một cách tích cực, qua đó giúp ngành thép gia tăng mạnh biên lợi nhuận.

Nối tiếp đà tăng từ cuối tháng 11/2023, trong những tháng đầu năm 2024, giá thép xây dựng trong nước đã có hai đợt điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, lần thứ 1 (từ 6/1 đến 11/1), giá thép xây dựng trong nước đã tăng đợt đầu tiên trong năm 2024, với mức tăng đồng loạt cho cả thép thanh vằn và thép cuộn là 200.000 đồng/tấn. Lần thứ 2 (ngày 19/1) nhiều nhà máy thép thông báo tăng giá thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn, còn giá thép thanh vằn tạm thời giữ ổn định.

Nhu cầu thị trường xuất khẩu tiếp tục tích cực trong năm 2024. Ảnh minh hoạ.

Trước sự gia tăng của giá thép đầu năm 2024, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi, một phần là nhờ hoạt động giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông.

Sự hồi phục mạnh của ngành thép năm nay được thiết lập trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và sự "đóng băng" của thị trường bất động sản năm 2023. Sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ có những bước dài tăng trưởng, kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) kỳ vọng, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023 và tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024. Ngoài ra, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Doanh nghiệp ngành thép “lên dây cót”

Đi qua năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu tiêu thụ và giá thép xây dựng nội địa suy giảm, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 tăng trưởng mạnh.

Theo đó, tại tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (mã ck: HPG) công bố kế hoạch kinh doanh của năm 2024, với mục tiêu doanh thu đạt 140 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với năm 2023. Nếu đạt được mức doanh thu 140 nghìn tỷ đồng thì đây sẽ là mức doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử và lợi nhuận cao nhất từ 2022.

Trong tháng 3/2024, HPG sản xuất 741.000 tấn thép thô. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 693.000 tấn, tăng 23,3% so với tháng 2/2024 và tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. HPG cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 381.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao, tăng 80% so với tháng 2 vừa qua. Ảnh minh hoạ.

Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành thép là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã ck: HSG) cũng đặt mục tiêu kinh doanh với 2 kịch bản. Kịch bản 1 với sản lượng tiêu thụ 1.625 nghìn tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 400 tỷ đồng, tăng 12,33 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023. Kịch bản 2, tổng sản lượng tiêu thụ ước tính 1.730 nghìn tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.

Bên cạnh đó, tại tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Công ty CP Thép Nam Kim (mã ck: NKG) lên kế hoạch đạt 21.000 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 420 tỷ; tăng lần lượt 13% và 137% so với năm ngoái.

Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) mới đây cũng công bố mục tiêu lãi ròng trở lại 80 tỷ đồng trong năm 2024, từ mức lỗ hơn 919 tỷ đồng của năm 2023.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác trong ngành thép cũng đều đặt mục tiêu lạc quan, kỳ vọng vào phục hồi kinh tế như Công ty CP Đầu tư Bắc Việt (mã ck: BVG) đặt kế hoạch năm 2024 với lợi nhuận ròng và lợi nhuận trước thuế là 2,6 tỷ đồng, doanh thu thuần là 500 triệu đồng; Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất (mã ck: TNS) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2024 là 1 tỷ đồng; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (mã ck: TIS) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 là 12,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15 tỷ đồng,….

Triển vọng cho cổ phiếu ngành thép

Từ cuối quý IV/2023 khi nhận định sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thép cũng chứng kiến xu hướng đi lên. Trong đó, cổ phiếu dẫn dắt HPG đã tăng gần 30% kể từ cuối tháng 10/2023 đến nay, còn cổ phiếu NKG, HSG cũng lần lượt tăng 44% và 31% trong cùng khoảng thời gian.

Cổ phiếu

Trong Báo cáo triển vọng ngành thép 2024, SSI Research kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2024 sẽ phục hồi hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013.

Theo báo cáo của VSA, tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4%, lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6 - 6,5% trong năm nay.

Đối với thị trường trong nước, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thép Trung Quốc dự kiến giảm trong năm 2024 so với mức nền cao trong năm 2023 (mức cao nhất kể từ năm 2016), từ đó hỗ trợ giá thép xuất khẩu của Việt Nam, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Với những yếu tố trên, SSI Research dự báo lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPGHSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

SSI cũng cho rằng, mức tăng trưởng lợi nhuận có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng phục hồi có thể được duy trì sau năm 2024, mặc dù nhu cầu tiêu thụ và biên lợi nhuận vẫn còn khả năng biến động.

Chuyên gia của SSI Research nhận định, giá cổ phiếu ngành thép hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15 - 17 lần, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10 lần. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận.

Diệu Khiết

Link gốc

Thị trường đóng cửa
HPG
Thị trường đóng cửa
HSG
Thị trường đóng cửa
NKG
Thị trường đóng cửa
SMC
Thị trường đóng cửa
SSI
Thị trường đóng cửa
TIS
Thị trường đóng cửa
TNS
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục