Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cổ đông không ‘mặn mà’, cổ phiếu ế ẩm, công ty chứng khoán 'quay xe'
Chuyên mục:

Thị trường

Vietnam Finance | 22:21
Google news

 Ế ẩm chào bán cổ phiếu cho cổ đông, nhiều công ty chứng khoán đã có động thái tạm hoãn, thậm chí huỷ các phương án phát hành cổ phiếu và rời cuộc đua tăng vốn.

VIX “ế” gần 80 triệu cổ phiếu

Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc thông qua phương án xử lý cổ phiếu còn dư. Theo đó, công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cho cổ đông hiện hữu với số lượng gần 636 triệu đơn vị, giá chào bán bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu).

Kết quả, VIX chỉ phân phối hết hơn 556 triệu cổ phiếu, chiếm 87% tổng số cổ phiếu chào bán, thu về gần 5.562 tỷ đồng. Theo phương án được HĐQT thông qua, số lượng gần 80 triệu cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục được chào bán với giá không đổi. Thời hạn đăng ký và nộp tiền mua từ ngày 13 đến ngày 19/9/2024.

Số lượng cổ phiếu VIX đã phân phối trong đợt đầu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng, trong khi số lượng cổ phiếu còn dư phân phối tiếp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

VIX đưa ra 3 tiêu chí để lựa chọn các nhà đầu tư cho đợt phân phối cổ phiếu còn dư này. Thứ nhất, HĐQT xét thấy có khả năng đóng góp vào sự phát triển của công ty trong tương lai. Thứ hai, nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện nộp tiền mua cổ phiếu theo đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ đợt chào bán. Thứ ba, nhà đầu tư chấp nhận điều kiện hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.


(Ảnh minh hoạ)

Được biết, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là 1 trong 4 phương án tăng vốn của VIX, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng vào ngày 15/7/2024.

4 phương án bao gồm phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Nếu hoàn tất cả 4 phương án này, VIX sẽ tăng vốn điều lệ gấp gần 2 lần từ hơn 6.694 tỷ đồng lên gần 14.593 tỷ đồng, đồng thời đưa VIX từ nhóm công ty chứng khoán quy mô vốn vừa sang nhóm có quy mô vốn lớn, chỉ sau các ông lớn như Công ty Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), Công ty Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND),…

Trước đó, VNDIRECT cũng rơi vào trường hợp tương tự khi tiến hành chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, công ty chứng khoán này dự kiến phát hành tổng cộng hơn 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ chào bán 5:1.

Kết quả, VNDIRECT phân phối được hơn 234 triệu cổ phiếu, chiếm 96% tổng số lượng, còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu không chào bán hết và phải tiếp tục chào bán cho các nhà đầu tư khác. Trong năm 2021 và 2022, công ty chứng khoán đều phát hành và huy động vốn từ cổ đông, tổng cộng đã thu về hơn 7.400 tỷ đồng.

Cuộc đua tăng vốn hạ nhiệt, nhiều công ty "quay xe"

Bên cạnh tình trạng “ế ẩm” khi chào bán cổ phiếu cho cổ đông, nhiều công ty chứng khoán đã có động thái tạm hoãn, thậm chí huỷ các phương án phát hành cổ phiếu và rời cuộc đua tăng vốn.

Mới đây nhất, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã công bố nghị quyết của HĐQT về việc thay đổi kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Các thay đổi bao gồm nhưng không giới hạn việc rút hồ sơ đăng ký phát hành đã nộp cho UBCKNN; trình ĐHĐCĐ phê duyệt các nội dung liên quan đến việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn điều lệ năm 2024, trong đó có việc sửa đổi phương án phát hành cổ phiếu, và phê duyệt toàn văn phương án phát hành tăng vốn; thực hiện các công việc, thủ tục khác liên quan đến việc thay đổi kế hoạch phát hành cổ phiếu.

TCBS cho biết sẽ nộp lại hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu cho UBCKNN sau khi hoàn tất các công việc nêu trên. Như vậy, kế hoạch phát hành hơn 1,74 tỷ cổ phiếu thưởng trong năm 2024, qua đó tăng vốn điều lệ lên hơn 19.600 tỷ đồng của TCBS đã bị tạm hoãn.

Trước đó, Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC, HoSE: TCI) đã trình ĐHĐCĐ về việc chấm dứt thực hiện phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu ESOP đã được thông qua từ năm 2023.

Theo ban lãnh đạo, quyết định dừng việc tăng vốn được công ty đưa ra với mong muốn không làm mất vốn của cổ đông trong bối cảnh thị trường không còn sôi động như ở thời điểm lên kế hoạch tăng vốn. TCI cho biết sẽ cân nhắc thực hiện lại phương án tăng vốn khi thị trường thuận lợi hơn, giá cổ phiếu tốt hơn.

Đối với Công ty Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS), tờ trình về phương án phát hành thêm cổ phiếu dù được công bố trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, nhưng không xuất hiện tại các nội dung trình tại đại hội.

Theo đó, SBS dự định chào bán 30 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn mệnh giá cho các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty mà HĐQT xét thấy đóng góp vào hoạt động kinh doanh hoặc mang lại lợi ích cho công ty, số lượng dưới 100 nhà đầu tư.

Số tiền dự kiến huy động là 500 tỷ đồng, phân bổ sử dụng cho các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, giao dịch ký quỹ, đầu tư tự doanh.

Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra từ cuối năm 2021 và ngày càng nóng lên khi thị trường tiến gần hơn tới mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi. Nhiều công ty chứng khoán top đầu đã gia tăng quy mô lên tương tự như 1 ngân hàng hạng trung.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
SBS
Thị trường đóng cửa
SSI
Thị trường đóng cửa
TCI
Thị trường đóng cửa
VIX
Thị trường đóng cửa
VND
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục