Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Chuyên gia nói gì về định giá cổ phiếu xuất nhập khẩu?
Chuyên mục:

Thị trường

12:11
Google news

"Về mặt định giá, từ đầu năm có sự tăng về giá của các doanh nghiệp xuất khẩu niêm yết, P/E trung bình các doanh nghiệp đã ở mức cao gần 67 lần, trong khi giá trị trung vị gần 10 lần. Cần đưa P/E doanh nghiệp xuất khẩu về mức hợp lý hơn", chuyên gia ACBS nhận định.

Chia sẻ trong một buổi toạ đàm về triển vọng ngành xuất nhập khẩu mới đây, ông Trần Nhật Trung - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nêu ra kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các ngành xuất khẩu như thuỷ sản, may mặc đều có sự cải thiện so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, lợi nhuận sau thuế ngành May mặc tăng đến 47,4%.

Còn với ngành Thủy sản, xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ. Ngành Thủy sản có doanh thu tăng 26% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 1,5%. Doanh thu tăng trưởng tốt nhưng lại chịu lỗ do gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí đầu vào, cũng như chi phí vận chuyển đã tăng mạnh so với trước.

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm ngành thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ

Tuy vậy, chuyên gia ACBS lưu ý, kết quả kinh doanh ngành này có những diễn biến trái chiều, như FMC chuyên xuất khẩu tôm có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 12%, còn VHC, ANV xuất khẩu cá tra lại tăng trưởng âm, do chi phí đầu vào tăng lên, các thị trường chính chưa phục hồi về kinh tế, nên giá bán vẫn đang ở mức thấp và tăng chậm hơn so với mức độ hồi phục của lượng hàng hóa xuất vào các thị trường này.

Dự kiến, xuất khẩu thủy sản cả năm 2024 sẽ đạt 10 tỷ USD, tăng 8%. Chuyên gia dự báo 6 tháng cuối năm sẽ tốt hơn 6 tháng đầu năm, do tình hình vĩ mô tốt hơn khi tháng 9 Fed sẽ cắt lãi suất, giúp tâm lý tốt hơn và giá bán tăng lên.

Về dệt may, quý 2/2024, ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu ngành May mặc chỉ tăng 4,4% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng đến 47,4%. Chuyên gia ACBS lý giải, mức tăng tốt đến từ mức nền thấp của cùng kỳ năm trước, khi các doanh nghiệp may mặc gặp khó khăn, dẫn tới việc chấp nhận các đơn hàng có biên lợi nhuận thấp, thậm chí chấp nhận lỗ, trong khi năm nay có sự phục hồi đơn hàng giúp tăng trưởng đột biến.

Năm nay, xuất khẩu may mặc đặt mục tiêu phục hồi lại mức 44 tỷ USD. Điểm tích cực là các doanh nghiệp đang có đơn hàng đến hết quý III và IV, như TCMTNG.

Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Mỹ với gần 50% tỷ trọng. Yếu tố hàng tồn kho của Mỹ ở mức thấp sẽ thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, các nhà máy may đóng cửa tại Bangladesh là cơ hội của thị trường Việt Nam tăng xuất khẩu vào Mỹ.

"Về mặt định giá, từ đầu năm có sự tăng về giá của các doanh nghiệp xuất khẩu niêm yết, P/E trung bình các doanh nghiệp đã ở mức cao gần 67 lần, trong khi giá trị trung vị gần 10 lần. Cần đưa P/E doanh nghiệp xuất khẩu về mức hợp lý hơn", chuyên gia ACBS nhận định.

Ông Trần Nhật Trung - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

Về triển vọng chung của lĩnh vực xuất khẩu, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đánh giá, bước sang năm 2024 là nền tảng để bắt đầu phục hồi và hy vọng thời gian tới xuất khẩu Việt Nam sẽ cất cánh dựa trên những yếu tố tốt hơn về kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Đặc biệt hơn nữa là vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ của các quốc gia cũng sẽ tác động đến tổng cầu của thế giới và khi mà tổng cầu gia tăng trở lại thì nhu cầu của các quốc gia sẽ tăng lên, đó là cơ hội để chúng ta thúc đẩy phát triển xuất khẩu.

"Theo tôi đánh giá thì sức cầu quốc tế sẽ tăng trưởng đều cho đến cuối năm và thậm chí là đầu năm sau, do đó tình hình xuất khẩu vẫn tương đối tốt trong thời gian sắp tới", PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
ACB
Thị trường đóng cửa
ANV
Thị trường đóng cửa
FMC
Thị trường đóng cửa
TCM
Thị trường đóng cửa
TNG
Thị trường đóng cửa
VHC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn