Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Chứng khoán FPT muốn vay ACB 1.000 tỷ đồng
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Asean Times | 23/10 18:29
Google news

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS – HOSE: FTS) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc vay vốn ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và việc cầm cố thế chấp tài sản để vay vốn.

Ảnh minh họa

HĐQT FPTS thông qua việc vay vốn tại ACB với tổng hạn mức vay ngắn hạn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, hạn mức vay vốn tín chấp là 500 tỷ đồng, hạn mức vay vốn có tài sản đảm bảo là 500 tỷ đồng.

Thời hạn vay tối đa của mỗi khế ước nhận nợ là 6 tháng; riêng với mục đích bổ sung vốn cho hoạt động vay ký quý, thời hạn vay tối đa của mỗi khế ước nhận nợ là 3 tháng. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm giải ngân.

Mục đích vay vốn nhằm chi trả chi phí vận hành; hoàn vốn cho các giao dịch mua/đầu tư trái phiếu Chính phủ; mua trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành; và bổ sung vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ (margin).

Tài sản đảm bảo là hợp đồng tiền gửi tại ACB, hợp đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, giấy tờ có giá và trái phiếu Chính phủ.

Trước đó, vào ngày 19/9/2024, HĐQT FPTS cũng thông qua việc vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB), tổng hạn mức vay vốn ngắn hạn là 1.650 tỷ đồng, với 650 tỷ đồng là vay tín chấp và 1.000 tỷ đồng vay có tài sản đảm bảo.

Trong số các công ty chứng khoán top đầu trên thị trường, FPTS nằm trong số ít những doanh nghiệp không có kế hoạch huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ hay cho cổ đông hiện hữu trong năm 2024.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên vào hạ tuần tháng 3/2024, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch HĐQT FTS cho biết dù nguồn vốn lớn là một trong những lợi thế của các công ty chứng khoán khi cho vay margin, tăng vốn sẽ có một số rủi ro nhất định, tạo sức ép cho việc kinh doanh.

"FPTS đã cân nhắc nhiều yếu tố, nhận thấy việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại sau chia cổ tức để tăng vốn ở mức vừa phải là phương án tối ưu nhất, kết hợp cùng nguồn vốn vay để mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông," ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ tại đại hội.

Tính đến cuối quý 3/2024, nợ vay tài chính của FPTS đạt 4.343 tỷ đồng, tương đương 92% cơ cấu nợ phải trả, 50% cơ cấu nguồn vốn của FPTS, toàn bộ đều là vay ngắn hạn. Trong đó, công ty vay VIB 650 tỷ đồng, ACB 300 tỷ đồng, Techcombank 355 tỷ đồng, VietinBank 630 tỷ đồng, VPBank 600 tỷ đồng, MSB 500 tỷ đồng.

Link gốc

Thị trường đóng cửa
ACB
Thị trường đóng cửa
FTS
THÔNG TIN CƠ BẢN
Mã SICACB
Mã ngành ICB8355
Năm thành lập20/04/1993
Vốn điều lệ44666.6 tỷ
Số lượng nhân sự13,655
THÔNG TIN NIÊM YẾT
Ngày niêm yết09/12/2020
Nơi niêm yếtHSX
Giá chào sàn (VNĐ)26,400
Ngày phát hành cuối25/06/2024
KL đang niêm yết4,466,657,912
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/chung-khoan-fpt-muon-vay-acb-1000-ty-dong/28845927
Tin xem nhiều
1
TT Trump tuyên bố: ‘Thiết lập lại hoàn toàn’ quan hệ thương mại Mỹ - Trung
2
Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh
3
Tình hình làm ăn của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam
4
Tổng giá trị họ Vingroup lên gần 1 triệu tỷ đồng khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa 'bom tấn' tỷ đô thứ 5 lên sàn chứng khoán
5
Chủ tịch địa ốc Hoàng Quân: "Tôi thương cổ đông mà cũng là thương tôi..."
6
VHM: Cuộc đại dịch chuyển về Vinhomes Royal Island đã chính thức bắt đầu
7
Thoái vốn nhà nước kỳ vọng "bom tấn" từ SCIC
8
Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam
9
Góc nhìn chuyên gia: Một nhịp điều chỉnh có thể diễn ra, nhà đầu tư hạn chế dùng margin
10
Pi Network thông báo về hệ sinh thái mới, 'Pi thủ' kỳ vọng tiền ảo hồi sinh