Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Chứng khoán CVS: Chi phí liên quan đến Momo chiếm gần 58% tổng chi phí hoạt động
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Nhà đầu tư | 06:27
Google news

Lũy kế nửa đầu năm 2024, CVS ghi nhận hơn 5,75 tỷ đồng chi phí dịch vụ phát triển phần mềm với CTCP Dịch vụ Di động Trực Tuyến (M_Service), tương đương chiếm gần 58% tổng chi phí hoạt động công ty trong kỳ.

CVS báo lỗ 8 quý liên tiếp. Ảnh: ĐTCK.

CTCP Chứng khoán CV (CVS) vừa công bố BCTC quý II/2024. Một trong những điểm sáng của CVS là doanh thu hoạt động tăng 105% so với cùng kỳ năm trước lên gần 2,3 tỷ đồng. Đóng góp chủ yếu cho doanh thu công ty là lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) gần 2,2 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 95%.

Đây là tiền lãi từ các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền gửi 15 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (154 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (100 tỷ đồng).

Các mảng còn lại của CVS như doanh thu môi giới và doanh thu từ hoạt động cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán chiếm tỷ trọng không cao, chỉ đạt lần lượt 87 triệu đồng và 26 triệu đồng.

Dù vậy, chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán quý II/2024 lên đến hơn 5,9 tỷ đồng trong khi quý II/2023 không phát sinh, kết quả CVS báo lỗ gần 7,6 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 1,6 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp CVS báo lỗ (kể từ quý III/2022).

Tính chung 6 tháng đầu năm, lỗ ròng CVS đạt gần 14 tỷ đồng, kéo theo lỗ lũy kế tại thời điểm 30/06/2024 tới gần 108 tỷ đồng.

Trong năm 2024, CVS đặt mục tiêu doanh thu 26 tỷ đồng, gấp gần 5,5 lần so với năm 2023 và dự kiến lỗ sau thuế gần 44 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 13 tỷ đồng. Như vậy, CVS sau nửa đầu năm 2024 đã hòan thành 1/10 kế hoạch doanh thu, và lỗ khoảng 1/3 mục tiêu năm.

Một điểm đáng chú ý là CVS trong nửa đầu năm 2024 phát sinh hơn 5,75 tỷ đồng chi phí dịch vụ phát triển phần mềm với CTCP Dịch vụ Di động Trực Tuyến (M_Service), tương đương chiếm đến gần 58% tổng chi phí hoạt động CVS trong kỳ. Bên cạnh đó, CVS cũng nợ M_Service hơn 1,1 tỷ đồng tiền phải trả dịch vụ phát triển phần mềm.

M_Service như đã biết là cổ đông lớn nắm 49% vốn CVS và cũng đồng thời là chủ sở hữu ví điện tử Momo.

Trước đó, CVS trong năm 2023 phát sinh chi phí mua hàng từ M_Service số tiền là 5,3 tỷ đồng, chiếm hơn 63% trong chi phí hoạt động CVS (là 8,4 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2022).

Trên bảng cân đối, tổng tài sản CVS tăng từ mức 68,5 tỷ đồng đầu năm 2024 lên lên trên 353,5 tỷ đồng cuối quý 2, tức hơn gấp 5 lần. Tài sản chủ yếu là toàn bộ tiền gửi có kỳ hạn tại các 3 nhà băng 269 tỷ đồng (đề cập phần đầu bài viết). CVS không có dư nợ margin, cho vay ứng trước tiền bán chưa đầy 370 triệu đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả giảm nhẹ về 4,8 tỷ đồng, trong đó khoản phải trả người bán ngắn hạn và chi phí phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh nghiệp không vay nợ. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh gấp gần 3 lần lên 456,7 tỷ đồng.

CVS tiền thân là Chứng khoán Hồng Bàng, thành lập năm 2009. Đổi tên thành Chứng khoán Hưng Thịnh vào năm 2015 và Chứng khoán CV vào năm 2018. Như Nhadautu.vn từng đề cập, M_Service vào giữa năm 2022 đã mua hơn 4,4 triệu cổ phần CVS, tương đương 49% vốn, từ hai cổ đông là Phó Chủ tịch Jiang Wen và Tổng Giám đốc Nguyễn Kim Hậu.

Tại cuối quý II/2024, M_Service đang sở hữu gần 22,4 triệu cổ phiếu CVS, tương đương 49% vốn CVS. Ngoài ra, 3 cổ đông lớn cá nhân cùng sở hữu gần 7,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17%) gồm ông Lê Công Trường, bà Nguyễn Thị Mỹ Hòa và ông Lê Hùng Cường.

HỮU BẬT

Link gốc

Thị trường đóng cửa
MSB
Thị trường đóng cửa
STB
Thị trường đóng cửa
VPB
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục